Hotline :  0988361108  – Đ/C 6B Trần Hưng Đạo – Hà Nội
Thứ 2 - Chủ nhật

8:00 – 19:00

Liên Hệ với chúng tôi

Trám Răng Đánh Răng Được Không? Lưu Ý Sau Khi Trám Răng

Sau khi trám răng, mọi người sẽ được bác sĩ dặn dò rằng cần phải tránh những lực tác động mạnh để miếng trám sẽ không bị sứt mẻ và tồn tại được lâu dài. Do đó, vô tình đã làm mọi người thắc mắc: “Sau khi trám răng đánh răng được không?”

Trám răng là như thế nào?

Trám răng là hình thức bổ sung các men răng nhân tạo nhằm phục hồi mô răng, chức năng cho răng. Đồng thời làm cho răng đẹp lên một cách toàn diện cả về hình thể cũng như màu sắc của răng.

Trám răng đánh răng được không
Trám răng đánh răng được không

Khi tiến hành trám răng, các nha sĩ sẽ dùng một chất liệu khác phù hợp để bù đắp vào những vị trí răng bị hư. Bên cạnh đó, do không phải mài cùi hay chụp răng nên sẽ không gây ảnh hưởng đến cấu trúc của răng.

Để phục hồi được cấu trúc răng, hiện nay có rất nhiều các loại vật liệu trám như: Nhựa composite, GIC, Vàng,,… Tùy vào tình trạng răng mà nha sĩ sẽ tư vấn loại vật liệu phù hợp nhất cho bạn.

Trám răng xong có đánh răng được không?

Trám răng là phương pháp phục hình lại những chiếc răng đang có những khiếm khuyết về mặt hình thể bằng những vật liệu nhân tạo. Phổ biến và an toàn nhất hiện nay đó là chất trám Composite. Đây là cách phục hồi răng vừa tiết kiệm chi phí, lại rất hiệu quả vì nó sẽ không xâm lấn đến cấu trúc răng, lại ngăn chặn được các vi khuẩn tấn công vào tủy răng.

Trám răng đánh răng được không
Sau khi trám răng có được đánh răng không?

Chất liệu trám ban đầu sẽ ở dạng lỏng, dưới sự tác động của đèn chiếu đông nó sẽ trở nên cứng chắc, liên kết bền bỉ với thân răng. Trên thực tế, miếng trám này sẽ có tác dụng lấp đầy lại những mô răng bị khuyết chứ không hoàn toàn hòa nhập với các mô răng thật.

Do đó, để đảm bảo được độ bền của miếng trám, chúng ta cần phải lưu ý đến việc giữ gìn và chăm sóc răng miệng. Tức là, sau khi trám răng, chúng ta không những cần phải đánh răng mà còn phải chăm sóc kĩ lưỡng hơn so với trước đây.

Xem thêm: Trám Răng Có Phải Lấy Tủy Không?

Trám răng uống nước đá được không?

Sau vài ngày khi miếng trám răng đã dần đi vào ổn định thì bạn có thể ăn uống một cách bình thường, bao gồm cả nước đá. Nhưng cũng không có nghĩa là chúng ta có thể uống tùy tiện.

Riêng trong những ngày đầu thì nên kiêng tuyệt đối vì nước đá có thể làm cho miếng trám co giãn bất thường và đột ngột. Điều này sẽ không tốt cho độ bền, bám của miếng trám trên bề mặt của mô răng thật.

Trám răng đánh răng được không
Sau trám răng có uống nước đá được không

Trám răng uống nước đá được không? Nếu bạn chỉ mới hàn răng khoảng vài ngày đã uống nước đá ngay thì bạn nên theo dõi kỹ xem miếng trám có gì bất thường hay không. Nếu có dấu hiệu miếng trám bị lỏng lẻo thì bạn nên tái khám sớm để được xử lý kịp thời nhất.

Trong trường hợp bạn thích uống nước đá thì cũng không nhất thiết phải kiêng. Nhưng hãy uống bằng ống hút và đặt miệng ống hút ao cho gần sát gốc lưỡi để nước đá không tiếp xúc trực tiếp với miếng trám.

Lưu ý sau khi thực hiện phương pháp trám răng

  • Cho dù có trám răng hay không thì việc đánh răng cũng vẫn cần phải được thực hiện mỗi ngày. Vì vậy, để kéo dài tuổi thọ của miếng trám thì chúng ta cũng cần phải lưu ý những vấn đề dưới đây:
  • Khi trám răng bằng vật liệu Composite, cần hạn chế ăn uống trong khoảng 2 giờ đầu tiên. Vì miếng trám lúc này sẽ cần có thời gian để đạt đến độ cứng chắc ổn định và không bị xê dịch.
  • Tránh ăn uống những loại thực phẩm có chứa độ cứng cao, quá dai hoặc quá dẻo trong thời gian dài. Vì điều này có thể khiến miếng trám bị bong bật do chịu lực tác động mạnh.
  • Miếng trám sẽ bị giãn nở theo nhiệt vì tính chất vật lý. Do đó, chúng ta không nên dùng thức ăn khi chúng đang còn quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Sau khi trám răng, chỉ nên sử dụng các loại thực phẩm mềm, nấu nhừ hoặc đã được cắt nhỏ.
  • Hạn chế sử dụng thuốc lá, nước ngọt có ga, cafe và những loại thực phẩm có màu để kéo dài được thời gian đổi màu của miếng trám.
  • Thăm khám nha khoa định kì 6 tháng một lần để kiểm tra tình hình sức khỏe răng miệng. Qua đó điều trị kịp thời khi có vấn đề xảy ra.

Quy trình trám răng tại Nha khoa Dr Công 

Trám răng là một trong những kĩ thuật đơn giản nhưng đòi hỏi phải đạt hiệu quả cao nhất về cả tính thẩm mỹ và chất lượng bền chắc của miếng trám. Do đó, chỉ khi được thực hiện đúng quy trình theo một công nghệ hiện đại thì nó mới có thể đảm bảo được những yếu tố trên.

Trám răng đánh răng được không
Quy trình trám răng tại Nha khoa Dr Công được diễn ra như thế nào

Các bác sĩ tại Nha khoa Dr Công luôn cẩn trọng, tỉ mỉ trong từng thao tác và đặc biệt luôn nghiêm chỉnh thực hiện đúng các quy trình chuẩn để mang đến một kết quả cao nhất cho bệnh nhân:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Quy trình trám răng sẽ được bắt đầu từ việc thăm khám, kiểm tra tình trạng cụ thể của những chiếc răng cần điều trị. Trong trường hợp cần thiết bắt buộc sẽ phải chụp xquang để xem xét về mức độ tổn thương đã tác động đến tủy của răng hay chưa. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể về từng bước thực hiện, cùng thời gian cũng như là vật liệu trám được sử dụng.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng

Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân súc miệng bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho răng miệng và sát trùng các vị trí răng cần trám. Để đảm bảo không xảy ra tình trạng nhiễm trùng trong suốt quá trình thực hiện trám răng.

Bước 3: Nạo sạch các mô răng bị hỏng

Để ngăn chặn được các vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng, gây hư hại một cách âm thầm. Trước khi trám, bác sĩ bắt buộc sẽ phải cạo sạch những mảng bảm, những vụn thức ăn hoặc ngà sâu trong lỗ hổng.

Nếu lúc thăm khám, phát hiện răng có dấu hiệu bị viêm tủy thì chữa tủy răng là điều bắt buộc để bảo tồn cho răng thật, chất dứt tình trạng đau nhức cho bệnh nhân. Bằng việc sử dụng các dụng cụ chuyên dụng, bác sĩ sẽ hút hết những mô răng bị viêm ra phía ngoài. Sau đó sẽ trám bít ống tủy bằng vật liệu Gutta-percha.

Bước 4: Tiến hành trám răng

Trám răng đánh răng được không

Răng cần được trám sẽ được cách ly với khoang miệng bằng ê cao su để ngăn chặn quá trình tiếp xúc với nước bọt, làm giảm hiệu quả kết dính. Thao tác này sẽ không xâm lấn đến các cấu trúc răng và mô răng nên hoàn toàn không gây đau nhức cho bệnh nhân.

Dưới tác động của đèn chiếu đông Halogen, composite ban đầu sẽ ở dạng lỏng và dần sẽ đông cứng lại. Liên kết chặt chẽ với răng thật, từ đó đảm bảo ăn nhai chắc chắn mà không sợ bị bong tróc, sứt mẻ.

Bước 5: Điều chỉnh lại miếng trám

Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra và điều chỉnh lại miếng trám một lần nữa để bệnh nhân sẽ không cảm thấy cộm cấn khi ăn nhai. Kết thúc quy trình này sẽ là thao tác đánh bóng mặt răng để tạo được độ trơn láng, thẩm mỹ cao nhất.

Tóm lại, sau khi trám răng chúng ta cũng vẫn phải thực hiện đánh răng đúng cách như bình thường. Đồng thời cần phải chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý thì mới có thể kéo dài tuổi thọ của miếng trám.

Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe răng miệng, hãy nhanh chóng đến trực tiếp Nha Khoa Dr Công để các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, xác định tình trạng răng của mình và tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 0988361108 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Share:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Tags:

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

0988 36 1108
Địa chỉ
Gọi trực tiếp
Chat FB
Chat Zalo
Bạn vui lòng chờ