Hotline :  0988361108  – Đ/C 6B Trần Hưng Đạo – Hà Nội
Thứ 2 - Chủ nhật

8:00 – 19:00

Liên Hệ với chúng tôi

Chăm sóc nha khoa thai phụ

Trong quá trình mang thai và sinh con, cơ thể của thai phụ có rất nhiều thay đổi. Một trong những vấn đề về sức khỏe mà bà bầu rất dễ gặp phải đó là bệnh về răng miệng. Các căn bệnh nha khoa không chỉ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thai phụ, mà còn ảnh hưởng đến tinh thần trong giai đoạn mang thai. Chính vì thế, việc chăm sóc nha khoa thai phụ là điều cần được chú trọng hiện nay

Tại sao cần chăm sóc nha khoa cho thai phụ?

Như các bạn đã biết, trong thời kỳ mang thai, phụ nữ thường gặp phải những vấn đề sức khỏe, trong đó có các căn bệnh về răng miệng. Theo các chuyên gia nha khoa, phụ nữ mang thai bị bệnh lý răng miệng sẽ có nguy cơ sinh non rất cao. Cùng với đó, trong nghiên cứu của ĐH Alabama, Mỹ, cũng chỉ ra rằng số ca sinh non có thể giảm đến 84% bằng cách điều trị bệnh về lợi (nướu răng) cho thai phụ.

chăm sóc răng miệng của thai phụ
Chăm sóc nha khoa thai phụ tại nha khoa

Đồng thời, việc mắc các bệnh lý nha khoa trong giai đoạn mang thai cũng khiến cho các bà bầu ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng. Việc khó chịu, đau đớn kéo dài, dẫn đến tình trạng suy nghĩ tiêu cực, cáu gắt, … khiến bà bầu luôn căng thẳng và mệt mỏi.

Chính vì thế, việc chăm sóc nha khoa cho thai phụ là điều vô cùng cần thiết.

Nguyên nhân các căn bệnh răng miệng ở thai phụ

Có không ít nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh răng miệng ở phụ nữ mang thai. Trong đó, phổ biến nhất là hai nguyên nhân dưới đây:

  • Thứ nhất, răng và lợi của thai phụ có nguy cơ bị suy yếu đi, do cơ thể có những thay đổi về hóc-môn. Do đó dễ mắc phải bệnh viêm lợi với những triệu chứng như: đau nhức, chảy máu, và đôi khi bị hở chân răng.
  • Thứ hai là những thay đổi trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu. Phụ nữ mang thai thường có cảm giác buồn nôn, thậm chí hay bị nôn mửa nên họ thường có xu hướng thay đổi thói quen ăn uống của mình. Hơn nữa họ có nhu cầu ăn nhiều thức ăn chua, ngọt hơn bình thường nên khả năng bị sâu răng tăng cao.
chăm sóc răng miệng của thai phụ
Chăm sóc răng miệng cho mẹ bầu

Một số bệnh răng miệng thường gặp ở phụ nữ mang thai

Bởi những thay đổi về sinh lý, nội tiết tố cũng như thói quen sinh hoạt trong quá trình mang thai, rất nhiều bà bầu đều mắc các căn bệnh về răng miệng. Dưới đây là một số căn bệnh răng miệng thường gặp ở các thai phụ:

Bệnh sâu răng

Sâu răng là một căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi hiện nay. Trong đó, các bà bầu cũng rất dễ có nguy cơ mắc bệnh sâu răng do các yếu tố thực phẩm và thói quen vệ sinh chăm sóc răng miệng.

chăm sóc răng miệng của thai phụ
Hình ảnh trám răng sâu cho mẹ bầu

Có không ít thai phụ có thói quen ăn vặt, ăn các thực phẩm ngọt để vượt qua các triệu chứng khi mang thai như chứng muốn ói, chứng ốm nghén thèm ăn đồ ngọt, thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo. Khi ăn các thực phẩm này, thai phụ đã có khả năng rất cao sẽ mắc phải các căn bệnh răng miệng. Nhất là trong trường hợp vệ sinh kém sau khi ăn sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn tấn công răng.

Mòn răng

Các triệu chứng khi mang thai như chứng ói, ợ chua khá thường gặp. Khi này, acid từ dạ dày tiếp xúc với men và ngà răng, xói mòn mặt trong các răng cửa và mặt nhai răng hàm. Đấy chính là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh mòn răng ở thai phụ.

Quá trình mòn răng diễn ra chậm, làm thai phụ ít để ý. Nhưng những tổn thương của răng rất khó để phục hồi. Nếu không kịp thời điều trị, mòn răng có thể biến chứng nặng đến trường hợp mòn đến lộ ngà, dẫn đến tình trạng ê buốt, rất khó điều trị và phục hồi.

Viêm nướu và các bệnh nha chu

Trong điều kiện vệ sinh kém, cùng sinh lý thay đổi, sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi phát triển, gây ra các căn bệnh về nướu và nha chu. Bệnh thường bắt đầu từ tháng thứ hai và tăng dần trong thai kỳ đến tháng thứ 8. Điều cần chú ý hơn cả, bệnh nha chu là một yếu tố có thể dẫn đến nguy cơ của đẻ non và trẻ sơ sinh nhẹ cân. Chính vì thế, khi phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh nha chu, bạn cần kịp thời can thiệp để được điều trị nhanh chóng, dứt điểm bệnh sớm nhất

chăm sóc răng miệng của thai phụ
Các bệnh lý nha khoa thường gặp khi mang thai

U nướu thai nghén

U nướu thai nghén là tình trạng u hạt sinh mủ ở gai nướu ở phụ nữ mang thai. Nó được nhận diện là một khối tăng sinh mềm, màu hồng ở nướu. Khối u thường phát triển nhanh trong 3 tháng giữa và nhỏ lại, mất hẳn sau khi sinh.

 Chứng bệnh răng miệng ở thai phụ này thực chất là một phản ứng viêm cực độ do thức ăn thừa hoặc mảng bám lâu ngày tạo thành. Khả năng gặp phải căn bệnh này lên đến 10% ở phụ nữ mang thai. Các khối u hạt màu đỏ rực, có thể chảy máu và đóng vảy bên trên. Nó có thể khiến cho việc ăn uống và nói chuyện khó khăn và gây khó chịu.

Quy trình chăm sóc răng miệng cho bà bầu

Các căn bệnh răng miệng ở thai phụ nếu không được điều trị kịp thời có khả năng biến chứng, gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi sau này. Chính vì thế, khi phát hiện ra những dấu hiệu bệnh răng miệng, bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

chăm sóc răng miệng của thai phụ
Chăm sóc nha khoa thai phụ tại Dr Công

Nha khoa Thành Công là một trong những đơn vị chăm sóc nha khoa cho thai phụ uy tín hàng đầu được hàng ngàn khách hàng tin tưởng, lựa chọn. Với mong muốn đem lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng, Nha Khoa Thành Công luôn chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị khám chữa bệnh công nghệ cao, hiện đại, đảm bảo quy trình  thăm khám an toàn và hiệu quả cao nhất.

Cùng với đội ngũ chuyên gia, nha sỹ có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị nha khoa, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng sau khi điều trị.

Tại Nha Khoa Thành Công, quy trình chăm sóc nha khoa cho thai phụ được đảm bảo rõ ràng, giúp bệnh nhân nắm được tình trạng bệnh và có phương án điều trị phù hợp nhất:

  • Bước 1: Thăm khám và tư vấn
  • Bước 2: Xác định tình trạng răng miệng
  • Bước 3: Lên kế hoạch điều trị
  • Bước 4: Hoàn thành, dặn dò cách chăm sóc răng miệng
  • Bước 5: Tái khám và đánh giá định kỳ.

Lưu Ý khi chăm sóc nha khoa cho thai phụ

Để ngăn ngừa, đề phòng cũng như có thể nhanh chóng điều trị dứt điểm các căn bệnh răng miệng cho bà bầu, bạn nên lưu ý một số điểm sau:

  • Chú ý chăm sóc vệ sinh răng miệng sau khi ăn. Chải răng tối thiểu 2 lần/ngày
  • Nếu đau nhức nặng, thai phụ nên nhanh chóng đến gặp nha sĩ để thăm khám và có cách điều trị phù hợp. Khi khám răng miệng, cần báo cho bác sĩ biết là đang mang thai. Điều này sẽ giúp các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho bạn và thai nhi.
  • Khám răng theo định kỳ để giúp nướu được khỏe mạnh trong lúc mang thai. Khi bị viêm nướu do thai nghén, bà bầu cần loại bỏ mảng bám khỏi bề mặt răng bằng cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa thật cẩn thận.
  • Tránh dùng thuốc và các kháng sinh như Tetracyclin, chỉ sử dụng khi thật cần thiết và phải theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc và các kháng sinh như Tetracyclin hay các bệnh mắc phải trong lúc mang thai (sởi, giang mai…) có ảnh hưởng đến cấu tạo răng của trẻ, như làm thay đổi hình dạng và màu sắc của răng. Tetracyclin có thể làm sậm màu răng của trẻ.
  • Tránh điều trị nha khoa trong 6 tuần cuối thai kỳ. Thời gian tốt nhất để thai phụ đi khám và điều trị răng miệng là từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6.
  • Khi bị răng sâu, bà bầu có thể đi hàn răng vào thời kỳ mang thai 14-27 tuần. Còn từ tuần 28 đến khi sinh chỉ nên kiểm tra lại và vệ sinh răng miệng. Không nên hàn trám răng vì bào thai đã lớn nằm ghế chữa răng rất bất tiện, nằm chữa lâu dễ gây ra chóng mặt, bị ngất xỉu.
  • Những trường hợp sâu răng nặng, không thể bảo tồn, nha sĩ sẽ cho bệnh nhân biết cần phải tránh nhổ răng trước tháng 4 và sau tháng thứ 7 để tránh tình trạng sảy thai, đẻ non.
chăm sóc răng miệng của thai phụ
Cách vệ sinh răng miệng cho phụ nữ có thai

Tại sao phải kiểm tra sức khỏe răng miệng khi dự định mang thai?

Để đảm bảo quá trình mang thai không gặp nguy hiểm, lời khuyên của Nha Khoa Thành Công là bạn nên kiểm tra sức khỏe răng miệng và điều trị dứt điểm hoàn toàn các bệnh nha khoa nếu có trước khi mang thai. Điều này sẽ giúp quá trình mang thai của bạn dễ dàng và thuận lợi hơn.

Một số lợi ích khi khám răng miệng trước khi mang thai có thể kể đến như:

  • Hạn chế việc phải sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc đặc trị, chụp phim Xquang trong thai kỳ.
  • Làm giảm nguy cơ bé nhẹ cân, nguy cơ sinh non, sẩy thai, tiền sản giật.
  • Hạn chế tối thiểu sự xuất hiện các tình trạng:
  • Đau răng, đau lợi, hôi miệng,…dẫn đến mẹ bầu khó nhai, đau rát khi ăn, lâu dần gây nên stress, làm giảm đi khẩu phần ăn của mẹ. Khi mẹ không cung cấp và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ làm bé nhẹ cân, mẹ suy giảm sức đề kháng chống lại bệnh tật.
  • Các vi khuẩn gây viêm có thể di chuyển từ khoang miệng vào nhau thai, làm tăng nồng độ sinh lý trong dịch ối, gây chuyển dạ sớm, trẻ sinh non, sinh nhẹ cân. Tình trạng viêm lợi còn khiến lượng canxi bé hấp thụ từ mẹ giảm sút, ảnh hưởng đến mầm răng của bé đang hình thành trong bụng mẹ, đồng thời cũng là nguyên nhân khiến bé chậm phát triển xương, nhẹ cân.
  • Giảm nguy cơ sâu răng cho bé về sau.

Các căn bệnh về nha khoa ở phụ nữ mang thai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tâm lý của người mẹ và cả thai nhi về sau. Chính vì thế, nếu có những triệu chứng bệnh nha khoa, các bạn nên nhanh chóng thăm khám và điều trị tại các cơ sở nha khoa uy tín. Nếu được tư vấn thăm khám, hãy nhấc máy lên và gọi đến hotline 0988 36 1108 để được tư vấn miễn phí nhé.

0988 36 1108
Địa chỉ
Gọi trực tiếp
Chat FB
Chat Zalo
Bạn vui lòng chờ