Hotline :  0988361108  – Đ/C 6B Trần Hưng Đạo – Hà Nội
Thứ 2 - Chủ nhật

8:00 – 19:00

Liên Hệ với chúng tôi

Áp Xe Răng Có Đau Không? Cách Điều Trị Áp Xe Răng An Toàn

Bị Áp Xe Răng có đau không? Áp Xe Răng Có Nguy hiểm không? Đây đều là những câu hỏi Nha khoa Dr Công thường nhận được khi chữa áp xe răng trong thời gian gần đây. Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải trong bài viết này nhé!

Áp xe chân răng có đau không?

Áp xe chân răng còn được biết tới là một dạng nhiễm trùng khá nguy hiểm. Với sự hình thành của các túi mủ nằm dưới vùng chân răng, gây nên hiện tượng sưng tấy và đau rát, có thể chảy mủ ra ngoài và gây ra mùi hôi miệng khó chịu. 

Áp Xe Chân Răng Có Nguy Hiểm Không?

Ngoài ra, áp xe răng không đau còn gây ra tình trạng sưng nề, xuất hiện mủ dưới vùng chân răng do vi khuẩn hoặc nhiễm trùng từ những vết thương đã có. Răng bị áp xe sẽ xuất hiện các cơn đau nhức từ nhẹ nhàng đến trở nặng và có khả năng lan truyền đến các vùng lân cận khác như cổ, tai…

Áp xe chân răng là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có thể gây ra đau nhức, ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ và tâm lý ở người mắc bệnh. Ở tình trạng biến chuyển nặng hơn, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng vào máu và gây ra tử vong nếu như không được điều trị đúng cách.

Bệnh áp xe chân răng cần phải được kịp thời chữa trị nếu không có thể dẫn đến mất răng, nguy hiểm hơn nữa là sẽ ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. 

Cách giảm đau áp xe răng hiệu quả

Với những ai đang bị áp xe răng thì việc điều trị tại nhà sẽ không khắc phục được nỗi đau mà áp xe gây ra và người bệnh vẫn còn đau đớn. Tuy nhiên, bạn có thể có cách giảm đau áp xe răng đôi chút bằng cách súc miệng nhẹ nhàng nhiều lần trong ngày. Nước muối loãng giúp khử trùng nhẹ và giữ cho răng miệng bạn được vệ sinh sạch sẽ.

Nếu cơn đau của bạn mạnh quá thì có thể uống thuốc giảm đau để kiểm soát cường độ của triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, với tình trạng đau nặng, bạn nên lên lịch hẹn với nha sĩ để được thăm khám, điều trị và kiểm soát cơn đau một cách hiệu quả và an toàn nhé.

Áp xe chân răng có nguy hiểm không?

Áp Xe răng số 8 có nguy hiểm không? Áp xe ở răng nếu như được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì sẽ không có biến chứng xấu xảy ra. Tuy nhiên nếu người bệnh để cho bệnh có thời gian phát triển sẽ để lại những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ sau này. 

Đầu tiên, khi bị áp xe chân răng, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở vùng chân răng, hoặc thậm chí là răng có khả năng bị lung lay nhiều dẫn đến việc nhai khó ăn, sức khoẻ càng ngày càng có dấu hiệu giảm sút. Nếu để lâu, răng sẽ trở nên yếu dần và có thể bị gãy rụng. 

Áp Xe Chân Răng Có Nguy Hiểm Không?

Trên thực tế, áp xe chân răng có thể chuyển qua chuyển lại giữa các giai đoạn cấp tính và mãn tính. Người bệnh sẽ không thể kiểm soát được diễn biến của bệnh ở mức độ nào và thường dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng sinh để có thể chữa trị triệu chứng. Tuy nhiên, cách làm này sẽ khiến cho người bệnh tưởng chừng mình đã khỏi nhưng sự thật thì bệnh sẽ ngày càng trở nặng. 

Ngoài ra, xoang hàm cũng có khả năng bị nhiễm trùng hoặc áp xe não cũng là một biến chứng khôn lường do áp xe ở răng lâu ngày gây ra. Thông qua các mạch máu, vi khuẩn có thể đi vào não và gây ra hôn mê. Nguy hiểm hơn, nhiễm trùng huyết xảy ra và có thể đe dọa đến tính mạng của bạn. 

Răng đang bị áp xe có nhổ được không?

Răng đang bị áp xe có nhổ được không là vấn đề mà nhiều bệnh nhân quan tâm đến. Theo các bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt, nhổ răng không phải là phương pháp ưu tiên trong điều trị cho loại bệnh lý này. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nhổ bỏ răng có thể được xem xét tùy theo mức độ tổn thương, mức độ bệnh và vị trí răng,…

Răng đang bị áp xe có nhổ được không?

Khi nào nên nhổ răng áp xe?

Nhổ răng là phương pháp loại bỏ một hay nhiều răng ra khỏi cung hàm. Sau khi nhổ bỏ, răng ở vị trí này sẽ mất hoàn toàn chức năng về mặt thẩm mỹ và sinh lý. Chính vì vậy, nhổ bỏ răng chỉ được xem xét và trị liệu trong những trường hợp sau đây:

  • Áp xe răng bị nặng:

Áp xe răng có thể tiến triển nặng nề nếu không được thăm khám và điều trị sớm. Theo thời gian, các vi khuẩn gây viêm nhiễm có thể phá hủy toàn bộ chân răng cũng như dây chằng và các cơ quan xung quanh khiến cho răng lỏng lẻo, lung lay. Trường hợp răng tổn thương quá nặng và hoàn toàn không có khả năng để hồi phục, bác sĩ sẽ quyết định nhổ bỏ răng để giải quyết ổ viêm nhiễm một cách triệt để.

Tuy nhiên, nhổ bỏ đi răng có thể gây ra hiện tượng tiêu xương hàm nếu không trồng lại, gây ảnh hưởng đến các răng kế cận và tác động lớn đến thẩm mỹ, ngoại hình. Vì vậy sau khi thực hiện nhổ bỏ răng, bạn cần phải trồng răng giả.

  • Áp xe răng khôn:

Răng khôn không có vai trò quan trọng đối với hoạt động ăn nhai cắn, giao tiếp và thẩm mỹ. Do đó khi răng khôn gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như viêm tủy răng, áp xe răng,… lựa chọn ưu tiên nhất là nhổ răng khôn. Hơn nữa, nhổ răng áp xe số 8 còn giúp phòng ngừa việc sâu răng số 7 và nhiều vấn đề nha khoa thường hay gặp khác.

Răng đang bị áp xe có nhổ được không

Những lưu ý trước khi bạn nhổ răng bị áp xe:

Áp xe răng là tình trạng răng nhiễm khuẩn cấp cần phải được xử trí sớm. Tuy nhiên, việc nhổ răng không được chỉ định trong giai đoạn cấp tính vì việc đó có thể làm tăng nguy cơ vi khuẩn lây lan sang các cơ quan và răng kế cận.

Vì vậy trước khi nhổ bỏ răng bị áp xe, bạn phải can thiệp các phương pháp hỗ trợ như:

  • Chích rạch áp xe để hút ổ mủ, ngăn không cho vi khuẩn lây lan sang các mô nướu và các răng lân cận.
  • Sử dụng kháng sinh và thuốc giảm đau theo liều của nha sĩ, chống viêm trong 5 – 7 ngày để kiểm soát việc nhiễm trùng, giảm đau nhức và ê buốt lên chân răng.

Sau khi thực hiện xong các biện pháp này, bạn cần quay lại nha khoa để tái khám và được đánh giá mức độ tổn thương của răng. Trong trường hợp mà răng bị tổn thương rất nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ ngay để ngăn ngừa tái phát và giải quyết triệt để ổ viêm nhiễm áp xe.

Cách chữa Tụt lợi

Trường hợp không nên nhổ bỏ răng áp xe:

Như đã đề cập bên trên, nhổ răng sẽ làm mất hoàn toàn chức năng sinh lý và thẩm mỹ của răng nên chỉ được xem xét nhổ bỏ trong những trường hợp thật sự cần thiết. Đối với trường hợp vùng răng tổn thương không quá nặng, nha sĩ sẽ chỉ định điều trị nội nha (còn gọi là chữa tủy).

Phương pháp này giúp bảo tồn chức năng và hình dáng bân đầu của răng. Chữa tủy sẽ được thực hiện bằng cách bộc lộ khoang tủy sử dụng những dụng cụ chuyên dụng, sau đó sẽ tiến hành làm sạch phần tủy bị hỏng, sát khuẩn và trám bít bằng vật liệu nhân tạo. Sau khi chữa tủy, ổ viêm nhiễm lúc này được giải quyết triệt để, đồng thời răng vẫn có thể duy trì được chức năng nhai và thẩm mỹ ban đầu.

Áp xe răng không đau là bệnh lý nha khoa có thể mắc ở bất kỳ ai. Chính vì vậy, việc nhận biết để phòng tránh, cũng như điều trị nhanh chóng là điều vô cùng quan trọng. Hy vọng bài viết hôm nay đã cung cấp cho các bạn nhiều kiến thức hữu ích về căn bệnh này.

Nếu bạn cần được tư vấn về bệnh áp trục xe và các phương pháp điều trị, chăm sóc răng miệng hiệu quả, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 0988 36 1108 để được tư vấn miễn phí nhé.

Share:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Tags:

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

0988 36 1108
Địa chỉ
Gọi trực tiếp
Chat FB
Chat Zalo
Bạn vui lòng chờ