Hotline :  0988361108  – Đ/C 6B Trần Hưng Đạo – Hà Nội
Thứ 2 - Chủ nhật

8:00 – 19:00

Liên Hệ với chúng tôi

Trám Răng

Trám răng sâu – Một phương pháp “thẩm mỹ răng miệng” đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người quan tâm. Song, cũng bởi vậy mà thông tin, kiến thức về phương pháp làm đẹp răng này cũng được tìm kiếm rất nhiều. Vậy Trám răng thẩm mỹ là gì? Những lượng thông tin cần thiết về Hàn răng là gì? Hãy cùng Nha Khoa Dr Công đi sâu vào tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Trám Răng Là Gì?

Trám răng thẩm mỹ (hàn răng) là dịch vụ bệnh lý nha khoa dùng cho răng bị tổn thương như: sâu, sứt, mẻ, thưa hở, … không còn nguyên vẹn như ban đầu khiến răng không còn đảm bảo được chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho bạn.

Với phương pháp hàn răng thẩm mỹ, răng bạn sẽ được tái tạo về hình thể và màu sắc, bằng cách đưa vật liệu trám răng thẩm mỹ cao cấp lên răng, tạo hình và khắc phục các khuyết điểm của răng.

Trám Răng Là Gì?

Với các ưu điểm vượt trội mà phương pháp trám răng thẩm mỹ mang tới sẽ giúp răng lấy lại được nét đẹp hoàn chỉnh. Đồng thời đây là một phương pháp hiệu quả, nhanh chóng và rất an toàn. Giúp bạn có nụ cười tươi tắn, rạng rỡ.

Tham khảo: Chi Phí Hàn Răng Trám Răng Thẩm Mỹ Bao Nhiêu? Cập Nhật 2022

Phương pháp Hàn Răng thẩm mỹ phổ biến hiện nay

Các phương pháp hàn trám răng được phân biệt chính là từ vật liệu trám.

Khi nhắc đến các loại vật liệu trám răng thì có lẽ không thể không kể đến các loại như: Amalgam, Composite, vàng, sứ, kim loại, GIC… Tùy theo vị trí và tình trạng răng, bác sĩ sẽ tư vấn vật liệu cũng như phương pháp trám phù hợp nhất.

Các Phương Pháp Trám Răng

Phương pháp hàn trám răng với vật liệu Amalgam

  • Khắc phục khuyết điểm của răng một cách hiệu quả
  • Giúp răng bền chắc, ăn nhai tốt hàn răng cửa giá bao nhiêu
  • An toàn đối với cơ thể
  • Giá trám răng Amalgam có thể được xem là rẻ nhất hiện tại
  • Nhược điểm lớn nhất là tính thẩm mỹ chưa cao nên chỉ sử dụng để trám răng hàm bị sâu răng

Phương pháp trám răng với vật liệu Amalgam

Tuy nhiên, thực tế thì hiện nay các đơn vị nha khoa không còn sử dụng trám răng bằng Amalgam vì phương pháp này có thủy ngân.

Phương pháp hàn răng bằng vật liệu Composite

  • Là vật liệu trám được ưa chuộng nhiều nhất hiện nay do có màu sắc giống như răng thật. Do đó, Composite thường được sử dụng để hàn răng thẩm mỹ.
  • Sở hữu độ nén chịu lực, chịu mài mòn cao giá trám răng Composite
  • Khả năng tương thích sinh học cao, an toàn đối với cơ thể  trám răng mẻ giá bao nhiêu
  • Dễ bị bong tróc khi ăn nhai mạnh nên cần được chăm sóc kỹ

Phương pháp trám răng bằng Vật liệu GIC

  • Trám răng vật liệu GIC Có độ thẩm mỹ cao hơn so với Amalgam nhưng thấp hơn Composite
  • Điểm đặc biệt là GIC chứa Fluor chống sâu răng
  • Màu trắng bột, giống như màu răng nên mang tính thẩm mỹ cao hàn trám răng giá bao nhiêu
  • Phù hợp cho các tình trạng: cổ chân răng bị mòn, nứt vỡ răng cửa,…

Phương pháp trám răng bằng Vật liệu GIC

Phương pháp hàn răng bằng Vàng và kim loại quý

  • Có độ cứng chắc hoàn hảo, hơn cả vật liệu Amalgam
  • Khó bị bong tróc nên có thể sử dụng lâu dài.
  • Cũng giống như Amalgam, vật liệu này có màu nên không mang tính thẩm mỹ cao
  • Thường được sử dụng để trám cho răng hàm bằng kỹ thuật Inlay/ Onlay

Loại vật liệu này hiện nay ít sử dụng vì vật liệu đắt, có nhiều vật liệu thay thế giá rẻ, tốt hơn.

Phương pháp hàn răng bằng Vật liệu sứ

  • Không xâm lấn vào răng thật
  • Được chế tác theo tình trạng răng miệng mỗi người nên dễ dàng vệ sinh
  • Bền chắc và sử dụng đến 15-20 năm trám răng giá rẻ
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ tốt
  • Giá trám răng bằng sứ không quá cao

Đây được xem là vật liệu phổ biến hiện nay được ưa chuộng, có độ bền cao, giá thành vừa phải.

Quy Trình Hàn Răng thẩm mỹ đúng chuẩn

Trám răng được diễn ra như thế nào? Tại các nha khoa hiện nay sử dụng nhiều cách trám răng khác nhau đem lại hiệu quả cho nhiều đối tượng. Bao gồm: hàn răng trực tiếp và trám răng gián tiếp.

Quy trình hàn răng trực tiếp

Đây là quy trình nha khoa đơn giản và phổ biến nhất. Phương pháp này được áp dụng cho rất nhiều tình trạng răng. Thường chỉ cần một buổi hẹn với nha sĩ là có thể hoàn thành mà không cần hẹn đi lại nhiều buổi.

Quy trình trám răng trực tiếp

  • Thăm khám và tư vấn:

Trước tiên, nha sĩ sẽ kiểm tra chỗ răng cần trám. Sau đó sẽ xác định kích thước và rồi tư vấn cho bạn về một số loại vật liệu phù hợp để sử dụng cho chỗ trám.

  • Gây tê và vệ sinh chỗ cần trám:

Nha sĩ sẽ gây tê cục bộ tại vị trí cần trám. Trong trường hợp răng sâu, chỗ sâu sẽ được cạo sạch bằng dụng cụ chuyên dụng, đồng thời loại bỏ vụn thức ăn hay cao răng.

  • Tiến hành trám:

Nha sĩ sẽ đổ vật liệu dùng để trám vào khoang trám hoặc vị trí răng bị sâu đã được làm sạch. Ban đầu, vật liệu trám ở dạng lỏng, sau khi chiếu laser sẽ dần đông cứng lại trong khoảng 40 giây thông qua phản ứng quang trùng hợp.

  • Chỉnh sửa lại chỗ trám:

Nha sĩ sẽ điều chỉnh lại vết trám và loại bỏ phần vật liệu hàn dư thừa. Cuối cùng, bề mặt vị trí trám sẽ được làm nhẵn lại và đánh bóng để răng không bị cộm khó chịu.

Quy trình trám răng sâu trực tiếp thông thường sẽ khoảng 20 –30 phút và thay đổi tùy theo tình trạng răng và vật liệu hàn.

Quy trình hàn răng gián tiếp

Quy trình hàn răng gián tiếp (Inlay – Onlay) là phương pháp hiện đại, giúp giảm kẽ hở giữa miếng trám và mô răng. Bước thăm khám và gây tê thường được tiến hành tương tự như phương pháp trám trực tiếp. Điểm khác biệt là ở phương pháp này, nha sĩ sẽ lấy dấu hàm và làm thành miếng trám bên ngoài.

Quy trình trám răng gián tiếp

  • Thăm khám và tư vấn:

Tương tự như trám răng trực tiếp: kiểm tra và tư vấn loại vật liệu trám phù hợp.

  • Gây tê và vệ sinh chỗ cần trám:

Nha sĩ sẽ gây tê cục bộ tại vị trí cần tiến hành trám. Trong trường hợp răng sâu, chỗ sâu sẽ được cạo sạch bằng dụng cụ chuyên dụng, đồng thời loại bỏ vụn thức ăn hay cao răng.

  • Lấy dấu hàm:

Sau khi răng được làm sạch, nha sĩ sẽ lấy dấu hàm để tạo hình miếng trám theo đúng hình dạng và kích thước lỗ hổng. Rồi sau đó sẽ hẹn bạn vào một vài ngày tiếp theo để tiếp tục quy trình.

  • Gắn miếng trám lên răng:

Nha sĩ sẽ sử dụng xi măng chuyên dụng để gắn miếng trám sau khi chế tác sẽ được gắn vừa khít lên răng.

Quy trình hàn răng gián tiếp thường sẽ mất khoảng hai lần hẹn với nha sĩ, mỗi lần hẹn khoảng 30 – 45 phút.

Có thể bạn quan tâm: Lấy Tủy Răng: Dấu Hiệu, Cách Điều Trị Tủy Răng An Toàn Giá Rẻ

Ưu điểm – Nhược điểm của trám răng thẩm mỹ

Trám răng thẩm mỹ bằng vật liệu composite mang lại rất nhiều ưu điểm. Nhưng bên cạnh đó cũng có một vài nhược điểm khiến người ta cần suy nghĩ:

Ưu Nhược Điểm Của Trám Răng

Ưu điểm của phương pháp trám răng

  • Độ cứng, kháng mòn, chịu lực tốt: do vật liệu trám răng bằng composite dùng cho nha khoa có khả năng chịu lực cao, độ cứng, không giãn nở vì nhiệt, kháng mòn.
  • Độ bền cao, không bong tróc, biến dạng: nhờ sử dụng công nghệ chiếu đèn chiếu laser (hoặc đèn Hologen quang trùng hợp) để đông cứng composite và kết dính vào răng thật giúp tăng độ bền không bong tróc, biến dạng sau khi trám.
  • Tuổi thọ cao: Tuổi thọ miếng trám từ 5-7 năm tùy vào điều kiện chăm sóc, vệ sinh.
  • Tính thẩm mỹ: Màu sắc phần răng trám giống màu răng thật, trong bóng tự nhiên.
  • Giúp bảo tồn men răng, không ảnh hưởng đến cấu tạo răng.
  • Ngăn chặn sự phát triển của sâu răng, bảo vệ sức khỏe răng miệng.
  • Thời gian thực hiện nhanh: Bác sĩ khám, tư vấn và trám răng trực tiếp trong 1 lần hẹn.
  • Trám răng không đau, nhức và đảm bảo chức năng nhai sau trám.
  • Hàn răng đảm bảo thẩm mỹ và chức năng răng

Nhược điểm của trám răng

Chính là một số vấn đề thường gặp sau khi hàn răng như:

  • Cạo vết sâu răng quá nhiều hoặc gây tê không đúng cách khi trám răng, gây đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân.
  • Sử dụng vật liệu trám răng chất lượng kém, sau một thời gian sẽ co lại gây ê buốt khi ăn uống.
  • Nếu răng sâu chưa được chữa triệt để mà đã trám lại như vậy sẽ dễ khiến sâu răng tái phát nhanh hơn.

Khi nào cần Trám Răng – Hàn răng thẩm mỹ?

Trường hợp nào nên trám răng thẩm mỹ?

Khi gặp phải những trường hợp sau, bạn nên cân nhắc đến ngay Nha Khoa Dr Công để được thăm khám và tư vấn phương pháp toàn diện cho hàm răng xinh.

  • Răng sâu, chớm sâu răng (chưa chạm đến tủy răng), điều trị lỗ sâu, điều trị tủy.
  • Răng bị nứt vỡ, sứt mẻ.
  • Răng thưa hở, mòn men, hở kẽ nhỏ.
  • Răng bị thiểu sản men răng, mòn cổ răng.

  • Răng khấp khểnh nhẹ.
  • Người bị sâu răng.
  • Răng bị bể, mẻ, vỡ do chấn thương.
  • Người muốn trám lại răng thưa để tăng thêm tính thẩm mỹ cho hàm răng.

Những Trường Hợp Nên làm Trám Răng

Lưu ý sau khi Trám răng – hàn răng sâu

Lưu ý sau khi trám răng thẩm mỹ gì? Đây là câu hỏi của hầu hết những người đã thực hiện quá trình hàn răng tại nha khoa. Sau đây là một số lưu ý, sau khi trám răng nên ăn gì, làm gì?

  • Khách hàng nên thực hiện chế độ chăm sóc răng miệng, ăn uống khoa học giúp tăng tuổi thọ, bền đẹp của miếng trám răng.
  • Không được ăn sau thời gian 2 tiếng để miếng trám khô cứng, bám chặt vào răng.
  • Không nên ăn thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột gây sâu răng và đồ ăn quá cứng, dai dễ làm bong tróc, bể miếng trám.
  • Không nên sử dụng thực phẩm có chất kích thích, quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến miếng trám giãn nở, bong tróc. Nên chọn những thực phẩm mềm, mịn, ít tinh bột và đường.
  • Nên chăm sóc răng miệng sạch sẽ, loại bỏ thức ăn dính trong kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc bàn chải lông mềm. Thực hiện chải răng đúng cách nghiêng 45 độ với lực chải nhẹ nhàng, vừa phải.
  • Nên dùng nước muối ấm súc miệng hoặc uống nhiều lần trong ngày, nhất là sau mỗi bữa ăn.
  • Nên khám răng định kỳ ít nhất 4 – 6 tháng/lần
  • Tuân thủ hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ để tránh bị nhiễm trùng sau khi hàn răng và tái khám định kỳ đúng lịch hẹn kiểm tra miếng trám răng.
  • Sau khi hàn răng, không nên ăn những thức ăn quá nóng.

Lưu ý: Đối với các trường hợp sâu răng nghiêm trọng hay răng bị vỡ lớn khó thực hiện trám răng không đau cần được tư vấn, chọn phương pháp điều trị phù hợp từ bác sĩ. Thông thường, bác sĩ sẽ cân nhắc giữa trám hàn răng và các phương pháp phục hình răng sứ đem đến lợi ích lâu dài, chức năng nhai, sức khỏe của răng.

Trám răng có lâu không?

Trám răng mất bao lâu? Dịch vụ hàn răng được diễn ra tương đối nhanh. Mỗi một liệu trình chỉ mất khoảng 15-45 phút. Nhưng tùy vào mức độ, tình trạng của răng của mỗi người mà thời gian hàn trám răng sẽ khác nhau như:

Đối với răng hư nhẹ: Là tình trạng răng chỉ mới sứt mẻ hay thưa nhẹ, hoặc răng mới bắt đầu sâu và chưa ảnh hưởng đến tủy thì quy trình diễn ra mất khoảng 15-20 phút.

Trám Răng Lâu Không? Các Phương Pháp Trám Răng Hiện Nay

Đối với răng hư nặng: Khi răng răng bị hư nặng thì nha sĩ sẽ phải nạo mô răng trước khi gắn miếng trám lên phần răng hư tổn. Do đó, quy trình này sẽ được kéo dài thời gian mất khoảng 30-40 phút.

Đối với răng hư nghiêm trọng: Khi răng đã bị hư đến tủy, thì việc điều trị phải bắt đầu từ tủy răng trước sau đó nha sĩ sẽ trám lại các vùng mà răng bị tổn thương.

Trám răng bao lâu thì ăn được?

Mới trám răng có ăn được không?  Sau khi trám răng, việc chăm sóc răng miệng như thế nào sẽ quyết định đến việc trám răng giữ được bao lâu. Do đó, bạn cần nhớ rõ hướng dẫn của bác sĩ, và có chế độ ăn uống hợp lý để giúp vật liệu trám bền lâu hơn, không bị bong tróc sau khi làm. Vậy mới trám răng có ăn được không? sau khi trám răng bao lâu mới được ăn uống bình thường?

Điều này còn tùy thuộc nhiều vào công nghệ, vật liệu trám răng không đau mà thời gian ăn uống lại khác nhau. Theo các chuyên gia khuyến cáo thì tốt nhất bạn nên hạn chế ăn uống khi mới trám xong để đảm bảo kết quả trám tốt nhất.

Điều này giúp vật liệu trám răng có thể có thời gian đông đặc và bám dính chắc chắn trên răng. Do đó, nếu bạn ăn ngay sau khi trám thì có thể làm giảm khả năng kết dính của miếng trám đó.

trám răng bao lâu thì ăn được

Với vật liệu trám răng Composite: Các trường hợp trám kẽ răng không gây tê thì bạn có thể ăn uống bình thường ngay sau khi thực hiện trám răng. Còn với trường hợp trám răng sâu, răng chấn thương thì cần gây tê để giảm cảm giác đau nên bạn cần đợi thuốc tê hết tác dụng mới ăn uống được bình thường. Thường sẽ mất 1-2 tiếng.

Với vật liệu trám răng Amalgam hay quý kim thì sẽ mất thời gian hơn để ổn định miếng trám trên răng, và thời gian có thể ăn uống sau trám cũng lâu hơn.

Trám răng bọc sứ có được không?

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng thẩm mỹ phổ biến hiện nay.  Thông thường khi răng thật nứt vỡ thì hàn răng là phương án đơn giản và tiết kiệm nhất. Tùy theo tình trạng và vị trí răng để lựa chọn vật liệu trám phù hợp nhất.

Bạn đang thắc mắc Trám răng bọc sứ được không? Câu trả lời là không được. Bởi vật liệu trám không có khả năng kết nối với răng sứ một cách bền chắc. Đồng thời, răng sứ được chế tác từ khối sứ riêng biệt nên không thể đắp thêm chất liệu sứ khác vào được.

Nha khoa Dr Công – Uy tín, Đáng tin cậy. Phòng khám ngày càng được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn là điểm đến đầu tiên và sở hữu lượng khách hàng chung thành rất lớn.

Địa chỉ Trám Răng Uy tín

Nha Khoa Dr Công luôn luôn đồng hành cùng bạn trên con đường chăm sóc và làm đẹp “Răng-Hàm”. Tận tâm kính nghiệp cùng bạn vượt qua những nỗi lo lắng – muộn phiền.

Trên đây là những thông tin về hàn trám răng thẩm mỹ, quy trình trám răng và một số giải đáp cho các câu hỏi như trám răng bao lâu? trám răng có đau không? và những lưu ý sau khi hàn răng. Nếu bạn có gì thắc mắc xin vui lòng liên hệ với Nha khoa Dr Công theo Hotline: 0988 36 1108 để được giải đáp kịp thời nhất nhé!

0988 36 1108
Địa chỉ
Gọi trực tiếp
Chat FB
Chat Zalo
Bạn vui lòng chờ