Áp xe răng là một trong những bệnh lý nha khoa nhiễm trùng răng miệng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Hiểu đúng về áp xe răng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức và kịp thời nhận biết, can thiệp thăm khám điều trị dứt điểm được căn bệnh này. Hãy cùng Nha khoa Dr Công tìm hiểu về bệnh lý áp xe răng và cách điều trị áp xe chân răng hiệu quả trong bài viết này nhé!
Áp xe răng là gì?
Áp xe chân răng là một dạng nhiễm trùng nguy hiểm. Khi chân răng bị nhiễm trùng, nước bọt có tính sát khuẩn nhẹ không thể loại bỏ được nguy cơ viêm nhiễm. Các mô nướu có xu hướng hút giữ chất lỏng nhiễm trùng. Vì thế dịch mủ không thoát được ra ngoài mà tích tụ trong chân răng, hình thành nên ổ áp xe.
Áp xe ổ chân răng nếu không được chữa trị kịp thời thì có thể dẫn đến mất răng, nguy hiểm hơn là nhiễm trùng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cơ thể.


Các loại áp xe răng phổ biến hiện nay:
- Áp xe quanh cuống răng hình thành xung quanh phần chóp răng nhiễm khuẩn.
- Áp xe quanh răng, còn được gọi là áp xe lợi.
- Áp xe quanh chân răng: thường xảy ra chủ yếu đến răng khôn mọc ngầm, mọc kẹt, bị lợi trùm.
Nguyên nhân áp xe răng
Áp xe răng miệng không phải là một bệnh lý nha khoa hiếm gặp, bởi nguyên nhân hình thành bệnh áp xe răng miệng rất phổ biến, đã tạo thành thói quen trong thời gian dài. Một số nguyên nhân gây ra áp xe răng có thể kể đến như:
- Thói quen vệ sinh răng miệng chưa đúng cách trong thời gian dài khiến khoang miệng không được sạch sẽ. Lâu dần, các mảng bám tích tụ nhiều và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.
- Do viêm nha chu diễn biến nặng, không kịp thời can thiệp khiến viêm nhiễm lan rộng.
- Do răng lấy tủy bị thất bại. Quá trình lấy tủy răng sai sót, vệ sinh chưa sạch sẽ khiến vi khuẩn làm ổ và phát triển nhanh chóng
- Răng bị tổn thương, nứt vỡ, … chưa được điều trị, khiến cho tình trạng bệnh áp xe răng diễn ra nhanh hơn.
- Do bị sâu răng lâu ngày nhưng không can thiệp, bệnh kéo dài nên dần gây nên áp xe chân răng.
- Những người có bệnh nền như bệnh tiểu đường, tim mạch… suy yếu hệ miễn dịch. Lợi dụng cơ hội này, vi khuẩn sẽ nhanh chóng tấn công vào cơ thể và gây ra bệnh áp xe chân răng.
Dấu hiệu áp xe răng
Biểu hiện áp xe răng phổ biến là gì? Triệu chứng khi bị áp xe ổ chân răng khá dễ nhận biết. Mặt khác, triệu chứng càng rõ ràng nghĩa là ổ áp xe càng lớn, ảnh hưởng đến nhiều dây thần kinh và mô xung quanh. Một số dấu hiệu áp xe răng phổ biến có thể kể đến như:
- Tình trạng sưng mặt nghiêm trọng. Bắt đầu ở vùng xung quanh răng bị nhiễm trùng, sau lan rộng khắp hàm mặt.
- Răng đau nhức liên tục không giảm. Uống thuốc không đỡ, thậm chí chỉ ăn nhai nhẹ cũng thấy đau
- Có cảm giác ê buốt mạnh khi sử dụng thức ăn nóng, lạnh
- Trong miệng có mùi hôi, mùi tanh của mủ tiết ra
- Người có thể bị nóng, sốt, hạch ở cổ nổi và luôn cảm thấy mệt mỏi
- Bị sưng đỏ ở vùng lợi dưới chân răng
- Có những hạt mủ tụ dưới chân răng, đè vào rất đau và có thể chảy mủ ra hoặc không.


Ngay khi phát hiện những dấu hiệu này, bạn cần đi thăm khám nha khoa để đưa ra kết luận, nhanh chóng điều trị để giảm các biến chứng nguy hiểm
Xem thêm: Chi Phí Điều Trị Áp Xe Răng? Địa Chỉ Nha Khoa Uy Tín tại HN
Quá trình hình thành áp xe ổ chân răng
Những nguyên nhân gây bệnh khác nhau có thể dẫn đến quá trình hình thành bệnh lý khác nhau. Diễn biến áp xe răng nhanh hay chậm phụ thuộc vào thói quen, nguyên nhân gây bệnh và thể trạng của mỗi bệnh nhân.
Nhìn chung, quá trình diễn biến áp xe ở răng được chia thành hai loại:
Quá trình hình thành nhanh, tạo nên một đợt viêm cấp:
Nguyên nhân chủ yếu của diễn biến này là từ những tổn thương răng, viêm nhiễm tủy răng trong quá trình điều trị không hiệu quả. Khu này, quanh răng có mủ tích tụ, sưng to nhưng chưa thoát được làm bệnh nhân rất đau nhức, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Nếu không kịp thời can thiệp sẽ dẫn đến tình trạng rụng răng
Bệnh mãn tính, diễn biến chậm:
Ở dạng này, viêm áp xe chân răng thường không có các dấu hiệu đau nhức, sưng ngoài mặt. Những điểm tụ mủ tại răng xuất hiện và nhanh chóng xẹp lại, khiến nhiều người chủ quan. Nhưng thực tế chúng vẫn xuất hiện trở lại và nặng hơn lần trước. Sự huỷ hoại liên tục sẽ làm xương bao quanh răng bị áp xe. Nguyên nhân chủ yếu của diễn biến này là do thói quen vệ sinh không tốt, hoặc là biến chứng của các căn bệnh sâu răng, viêm tủy răng lâu ngày.
Khi có những dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến phòng khám uy tín để kiểm tra đánh giá. Không nên giữ tâm lý chủ quan, để bệnh mãn tính dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng sau này.
Xem thêm: Tụt Lợi Chân Răng: Nguyên Nhân và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Hậu quả áp xe răng là gì?
Áp xe ổ chân răng là bệnh lý răng miệng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ngược lại, nếu để tiến triển lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Một số hậu quả áp xe răng hay các biến chứng phổ biến như:
Viêm mô lan tỏa
Khi viêm mô tế bào lan tỏa đến vòm miệng, gây sưng đau toàn miệng, nó có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong miệng này. Trường hợp nặng có thể gây nghẽn đường hô hấp, ngạt thở và tử vong. Tuy nhiên diễn tiến đến biến chứng này cần một thời gian kéo dài, vì vậy, chỉ cần điều trị áp xe răng và chăm sóc răng miệng đúng cách, kịp thời thì nguy cơ mắc bệnh viêm mô không cao.
Áp xe ngoài mặt
Áp xe ngoài mặt là tình trạng bệnh tạo đường rò đến vùng má và dưới cằm. Người bệnh lúc này bị viêm tấy lan đến sàn miệng và hố thái dương. Không những đau đớn tăng lên mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
Nhiễm trùng xoang hàm, viêm nội tâm mạc
Đây là một biến chứng nặng nề của áp xe răng, Lúc này, ổ dịch nhiễm trùng đi theo đường máu lan đến tim, não và các bộ phận khác trong cơ thể. Biến chứng có thể gây tử vong với những triệu chứng cấp tính của nó.
Cách chữa áp xe răng an toàn hiệu quả hiện nay
Thăm khám lâm sàng sẽ giúp xác định dễ dàng tình trạng răng áp xe. Từ đó lên phương án điều trị phù hợp nhất.
Tùy vào vị trí và mức độ áp xe răng mà bác sĩ sẽ điều trị bằng các phương pháp khác nhau. Nguyên tắc chung khi tiến hành điều trị là cần loại bỏ ổ nhiễm trùng, bảo tồn răng, phòng ngừa biến chứng cũng như điều trị nguyên nhân tránh tái phát. Tại Nha Khoa Dr Công, bệnh áp xe ở răng sẽ được điều trị theo hai phương án
Phương án điều trị cấp
Là phương án điều trị nhanh chóng, tạm thời ngăn chặn và khắc phục những tổn thương do bệnh áp trục xe gây ra.
- Thực hiện các thủ thuật răng nhỏ để thoát dịch, làm sạch vi khuẩn gây bệnh ở vị trí răng nhiễm khuẩn. Loại bỏ mủ áp xe sẽ giúp tránh tình trạng sưng viêm nặng ảnh hưởng đến các mô cơ xung quanh.
- Đồng thời cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc hỗ trợ điều trị, giảm triệu chứng như: giảm đau, kháng viêm, thuốc bổ nâng cao thể trạng,… tùy theo thể trạng sức khỏe và tình trạng căn bệnh của bệnh nhân.
Phương án điều trị tận gốc
Sau khi dẫn lưu mủ, triệu chứng đau đớn của người bệnh đã giảm bớt. Chúng ta cần tiếp tục điều trị để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, tránh nhiễm trùng tái phát. Các phương án điều trị tủy, lấy vôi răng, gắp mảnh răng vỡ gốc và xử lý mặt răng sẽ được nha sĩ thực hiện tùy theo các trường hợp bệnh nhân. Với các trường hợp tổn thương nặng, răng đã hỏng thì cần tiến thành thay thế răng giả.
Lưu ý sau khi chữa áp xe răng an toàn
Áp xe ở răng sau khi điều trị đã loại bỏ được nguy cơ biến chứng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số chú ý sau đây để tránh bệnh tái phát trở lại:
- Tham gia tái khám định kỳ để kiểm tra, lấy vôi răng 6 tháng 1 lần để phòng ngừa bệnh tái phát.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn.
- Chải răng sạch và đúng phương pháp, tránh chải quá mạnh gây tổn thương răng.
- Sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước để làm sạch kẽ răng thay vì tăm truyền thống.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Ăn uống đầy đủ, bổ sung nhiều nước, Vitamin và muối khoáng. Lưu ý không nên để khô miệng trong thời gian dài và hạn chế các thực phẩm ngọt, đồ uống có ga, … dễ gây sâu răng.
Trên đây là các thông tin về áp xe răng, phương án điều trị áp xe răng cùng các lưu ý sau khi điều trị mà Nha khoa Dr Công muốn gửi đến bạn. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào có thể liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline: 0988361108 để được tư vấn và giải đáp sớm nhất nhé!