Hotline :  0988361108  – Đ/C 6B Trần Hưng Đạo – Hà Nội
Thứ 2 - Chủ nhật

8:00 – 19:00

Liên Hệ với chúng tôi

Thuốc Bôi Chữa Tụt Lợi Nào Hiệu Quả? Tụt Lợi Nên Uống Thuốc Gì?

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống ngày càng cải thiện hơn nên mọi người rất quan tâm đến vấn đề sức khỏe và đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng. Tụt lợi răng là một vấn đề về răng miệng phổ biến hay gặp ở nhiều đối tượng ở các lứa tuổi khác nhau. Vậy thuốc điều trị tụt nướu, thuốc bôi chữa tụt lợi nào hiệu quả?… là những câu hỏi mà khá nhiều người đề ra. Hãy cùng Nha khoa Dr Công tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Tác nhân gây ra bệnh tụt lợi chân răng

Tụt lợi chân răng là một bệnh lý về răng miệng khi vùng nướu bao quanh ở chân răng bị tụt hay mất dần làm lộ chân răng ra. Ở giai đoạn đầu thì tụt lợi răng rất khó bị phát hiện do không có bất kỳ một biểu hiện nào. Tụt nướu không gây nguy hiểm gì đến con người tuy nhiên nếu không điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng cho răng miệng của bạn.

Nguyên nhân viêm nha chu

Có rất rất nhiều tác nhân, nguyên nhân dẫn đến tụt lợi, nhưng chủ yếu là do các nguyên nhân sau:

Các cao răng: Việc cao răng không được lấy ra kịp thời gây tích tụ nhiều tại các kẽ răng, chân răng gây tụt lợi và chảy máu chân răng.

Bệnh lý viêm nha chu: Viêm nha chu khiến các mô và tổ chức nâng đỡ xung quanh răng bị suy giảm và phá hủy, do đó bệnh lý này hoàn toàn có thể gây tụt nướu.

Thói quen sinh hoạt: Việc không đánh răng thường xuyên hay đánh răng không chuẩn, tiêu thụ đồ ăn quá nóng hay quá lạnh cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh tụt lợi chân răng

Cách chọn mua thuốc bôi điều trị tụt lợi hiệu quả nhất

Nếu bệnh lý của bạn đang ở mức bình thường và được các bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc bôi để chữa bệnh, thì với chủ đề này bạn cần phải chú ý nhé! Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại thuốc bôi chữa tụt lợi. Vậy lựa chọn loại thuốc nào để có được hiệu quả điều trị tốt nhất thì chúng ta phải có một số tiêu chí sau:

Thuốc bôi chữa tụt lợi

Thuốc dạng bào chế:

Nên chọn loại kem bôi có cấu trúc dạng gel dễ bám lên bề mặt nướu răng. Khi bám, dạng gel sẽ tạo thành lớp màng mỏng ngăn giữa nướu và môi trường bên ngoài miệng. Dạng gel này sẽ khó bị trung hòa hơn khi ở trong khoang miệng do đó kéo dài thêm thời gian tác dụng của thuốc lên vùng đã bị tổn thương.

Thuốc thành phần:

Nên sử dụng loại thuốc bôi trong thành phần có chứa chất kháng sinh, chất gây tê và chống viêm để loại bỏ sạch vi khuẩn, giảm sưng lợi, giảm đau rát vùng nướu. Nếu cơ địa của bạn bị dị ứng với kháng sinh thì đừng lo, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm chiết xuất từ các dược liệu mà cũng có hiệu quả cao không kém với các loại thuốc thành phần đâu nhé.

Việc chọn lọc đúng sản phẩm sẽ nâng cao quá trình điều trị khỏi tình trạng tụt lợi. Nếu không lựa chọn đúng thì không những không hết bệnh mà còn làm cho tình trạng bệnh ngày một nặng hơn.

Xem thêm: Chữa Tụt Lợi Ở Trẻ Em Có Được Không? Bao Nhiêu Tiền?

Top 3 thuốc bôi chữa tụt lợi hiệu quả nhất hiện nay

Gel Dent Health R Lion.

Gel Dent Health R Lion chứa chất menthol, đó là một hoạt chất được chiết xuất từ cây bạc hà có tác dụng làm giảm tình trạng ê buốt và đau nhức, sưng ở nướu răng cực kì hiệu quả. Thuốc còn có tác dụng tái khoáng men răng và các bạn sẽ thấy rõ tác dụng chỉ sau vài lần sử dụng.

Gel Dent Health R Lion.

Gel kháng khuẩn Gumi Mouth

Gumi Mouth cho rất nhiều tác dụng tốt đối với răng miệng. Một số tác dụng được liệt kê như: Kháng khuẩn và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, làm sạch và khử mùi hôi toàn miệng, làm giảm tình trạng viêm nướu răng và nhiệt miệng, giúp làm trắng và chắc khỏe răng.

Gel kháng khuẩn Gumi Mouth

Gel trị tụt lợi Emofluor 

Được sản xuất bởi Công ty Dr Wild & Co-Ag, thành phần gel có chứa Xylitol, Tin fluoride, Sodium fluoride. Với các thành phần trên nên gel có tác dụng giảm tình trạng ê buốt, đau nhức do các bệnh viêm nhiễm ở răng, ngăn cản nhiều bệnh lý khác cho răng. Thuốc chỉ định dùng cho người bị sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu, răng ê buốt do tụt lợi hay mòn men răng, người đang trong quá trình niềng răng.

Gel trị tụt lợi Emofluor 

Bị tụt lợi nên uống thuốc gì?

Chữa tụt lợi bằng thuốc kháng sinh Azithromycin

Công dụng: giảm đau, giảm sưng, giảm viêm do tụt lợi gây ra. Ngăn chặn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây tụt lợi.
Liều dùng: Sử dụng thuốc điều trị tụt lợi Azithromycin trong 4 ngày liên tục. Ngày đầu tiên: dùng 500mg/1 lần/1 ngày và ngày thứ 2 đến thứ 4: dùng 250mg/1 lần/1 ngày.

Lưu lý: Nếu người dùng bị đau dạ dày phải dùng thuốc kèm với thức ăn.

Thuốc trị tụt lợi bằng kháng sinh Metronidazol

Thuốc chữa tụt lợi

Công dụng: Kháng viêm, giảm đau, tiêu diệt ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm lợi, tụt lợi.

Liều dùng: Sử dụng thuốc trị tụt lợi trong khoảng 7 – 10 ngày. Uống 500mg x 4 lần/1 ngày.

Lưu ý: Có thể sử dụng Metronidazole kết hợp với thuốc kháng sinh Tetracycline, Amoxicillin hoặc Spiramycin để có hiệu quả tốt nhất.

Điều trị tụt lợi bằng thuốc kháng sinh Ciprofloxacin

Công dụng: Giảm đau nhức, sưng viêm, kìm hãm ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây tụt lợi.

Liều dùng: Sử dụng thuốc trị tụt lợi trong khoảng 7 – 14 ngày. Uống khoảng 500 – 700mg x 2 lần/1 ngày tùy theo mức độ tụt lợi.

Lưu ý: Nếu bị tụt lợi nhẹ, chỉ cần sử dụng thuốc trong 48h để giảm đau nhức, sưng viêm. Không sử dụng cho người có tiền sử bị động kinh.

Chữa tụt lợi bằng kháng sinh Amoxicillin

Công dụng chính: Kháng viêm, giảm đau nhức, sưng tấy nhanh chóng. Ngăn chặn vi khuẩn gây bất lợi cho quá trình điều trị tụt lợi.

Liều dùng: Sử dụng thuốc trong 7 – 10 ngày để trị tụt lợi. Uống khoảng 250 – 500mg x 3 lần/1 ngày.

Thuốc trị tụt lợi Clindamycin

Công dụng: Điều trị sưng viêm, giảm đau, ngăn chặn ức chế vi khuẩn phát triển.

Liều dùng:

  • Tụt lợi nhẹ: Uống 150 – 300mg x 4 lần/1 ngày.
  • Tụt lợi nặng: Uống 300 – 450mg x 4 lần/1 ngày.

Thuốc trị tụt lợi Erythromycin

Công dụng: giảm viêm, giảm sưng đau hiệu quả, giúp ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn gây tụt lợi.

Liều dùng:

  • Tụt lợi nhẹ: Uống 250 – 500mg x 4 lần/1 ngày.
  • Tụt lợi nhẹ: Tiêm hoặc truyền 250 – 800mg x 4 lần/1 ngày.

Note: Tuyệt đối không sử dụng Erythromycin với astemizol hay terfenadin. Bởi nó có thể gây ngộ độc tim, nguy hiểm đến tính mạng.

Có nên sử dụng thuốc kháng sinh điều trị tụt lợi không?

Thuốc kháng sinh có tác dụng nhanh và hiệu quả trong việc giảm đau nhức cho người đang điều trị tụt lợi. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh cũng có những hạn chế như:

  • Thuốc không có khả năng tiêu diệt triệt để vi khuẩn gây tụt lợi, dễ tái phát và điều trị khó khăn hơn.
  • Có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi cho cơ thể
  • Gây ảnh hưởng đến gan thận
  • Nguy hiểm đến tính mạng nếu người dùng bị dị ứng với các thành phần của thuốc hoặc sử dụng không đúng cách.
  • Với trẻ em và phụ nữ đang mang thai sẽ không tốt, tác dụng tiêu cực đến sức khỏe.

Trên đây là những thông tin về bệnh tụt lợi và các loại thuốc bôi chữa tụt lợi mà Nha Khoa Dr Công đã tổng hợp lại cho các khách hàng. Nếu như bạn có thắc mắc hay quan tâm đến dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ tới hotline: 0988.361.108 để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ với Nha Khoa Dr Công qua:

Share:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Tags:

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

0988 36 1108
Địa chỉ
Gọi trực tiếp
Chat FB
Chat Zalo
Bạn vui lòng chờ