Hotline :  0988361108  – Đ/C 6B Trần Hưng Đạo – Hà Nội
Thứ 2 - Chủ nhật

8:00 – 19:00

Liên Hệ với chúng tôi

Chữa Tụt Lợi Ở Trẻ Em Có Được Không? Bao Nhiêu Tiền?

Tụt lợi chân răng hay còn gọi là tụt nướu là bệnh lý nha khoa phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào và trẻ em cũng không ngoại lệ. Vậy tụt lợi ở trẻ em có chữa được không? chữa tụt lợi ở trẻ bao nhiêu tuổi, bao nhiêu tiền? Tất cả sẽ được nha khoa Dr Công giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Tụt lợi ở trẻ em bao nhiêu tuổi?

Tụt lợi ở trẻ em là hiện tượng nướu răng bị co và tụt về phía chân răng làm lộ chân răng, khiến răng trông dài hơn. Các bậc phụ huynh có thể quan sát tình trạng răng miệng của bé và kèm các triệu chứng sưng viêm nơi chân răng để kịp thời đưa bé đi khám nha khoa.

Chữa Tụt Lợi Ở Trẻ Em Có Được Không?

Trẻ em bị tụt lợi ở độ tuổi nào? Các bé có thể bị tụt lợi sớm, ngay khi vẫn còn răng sữa, khi bé mới 2 hoặc 3 tuổi cũng có thể bị tụt lợi. Tuy nhiên, trường hợp này khá hiếm và phổ biến ở thời kỳ bé thay răng và mọc răng vĩnh viễn.

Quan tâm: Thuốc Bôi Chữa Tụt Lợi Nào Hiệu Quả? Tụt Lợi Nên Uống Thuốc Gì?

Nguyên nhân và dấu hiệu bị tụt nướu ở trẻ em

Dấu hiệu bị tụt nướu ở trẻ

Trẻ em bị tụt lợi nướu răng thường có các dấu hiệu như: Lợi có màu nhợt nhạt, thân răng dài, chân răng bị lộ ra khiến bé bị đau buốt, khó chịu khi ăn uống hay vệ sinh răng miệng. Kèm theo đó, có thể có các triệu chứng chảy máu, kèm hơi thở có mùi. Khi chụp X quang thì nha chu hẹp, xương ổ răng lỏng lẻo, khoang tủy to.

Nguyên nhân gây tụt lợi trẻ em

  • Tụt lợi do bệnh lý nha khoa

Điển hình trẻ em dễ mắc bệnh lý nha khoa như viêm lợi, viêm nha chu. Bởi trẻ thường chưa ý thức được việc vệ sinh răng miệng đúng cách, ham thích đồ ngọt, uống nước ngọt, nước có gas. Khi không vệ sinh đúng cách sẽ dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây sâu răng, viêm nướu và bệnh nha chu.

Chữa Tụt Lợi Ở Trẻ Em Có Được Không?

  • Do kích thích cơ học

Đây có thể là do quá trình chải răng của bé không đủ làm răng sạch hoặc chải quá mạnh làm tổn thương nướu, chải răng không đúng cách làm tụt nướu.

  • Do cấu trúc răng

Quá trình thay răng ở trẻ tác động đến nướu răng, hàm răng chưa hoàn chỉnh còn xô lệch, sai khớp căn. Khi đó, sẽ khiến cho lợi bị co kéo nhiều gây tụt lợi.

  • Do di truyền

Tụt lợi ở trẻ xảy ra cũng có thể là do di truyền từ bố mẹ.

Bị tụt lợi ở trẻ em có nguy hiểm không?

Tụt lợi ở trẻ mang đến nhiều bất lợi cho trẻ. Điển hình như:

  • Phần lợi bao bọc chân răng bị co rút khiến chân răng bị lộ. Vi khuẩn dễ dàng tấn công bề mặt chân răng, ăn mòn men răng và ảnh hưởng đến ngà răng, tủy răng.
  • Tụt lợi có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm chân răng, gây tiêu xương ổ răng, gây mất răng
  • Trường hợp trẻ bị tụt lợi do viêm nướu, viêm nha chu sẽ khiến mức độ ảnh hưởng cao và có thể gây biến chứng
  • Ảnh hưởng đến chức năng của răng, việc ăn uống khó khăn, gây ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa của bé.
  • Hơn nữa, tụt nướu ở bé cũng gây mất thẩm mỹ, khiến bé tự ti khi giao tiếp.

Chữa tụt lợi ở trẻ em bao nhiêu tiền?

Điều trị tụt lợi ở trẻ em bao nhiêu tiền? Dịch vụ điều trị bệnh lý tụt lợi bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý ở mỗi người để bác sĩ chỉ định phương án điều trị thích hợp.

  • Có thể là chỉ dùng nước súc miệng chữa tụt lợi, uống thuốc chữa tụt lợi hoặc thuốc bôi chữa tụt lợi.
  • Lấy cao răng, phẫu thuật trị tụt lợi ( thường ở người lớn).

Thông thường, tụt lợi ở trẻ thường là các triệu chứng nhẹ, có thể điều trị dễ dàng bằng súc miệng hoặc thuốc. Do đó chi phí chữa tụt lợi sẽ không tốn nhiều, chỉ dao động từ 300.000 – 500.000đ thôi.

Cách điều trị tụt lợi ở trẻ an toàn và hiệu quả

Các bậc phụ huynh cần theo dõi tình trạng răng miệng của bé và đưa bé đến nha khoa để bác sĩ cho lời khuyên và có phương án điều trị tụt lợi hiệu quả ở trẻ.

Thông thường, các trường hợp tụt lợi nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn tự điều trị tụt lợi tại nhà để chấm dứt bệnh lý bằng các vệ sinh răng miệng đúng cách, chọn bàn chải mềm mại và kem đánh răng phù hợp.

Cho bé súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý hàng ngày để làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn.

Cho bé súc miệng bằng nước muối

Với các bé đã lớn, cần định kỳ lấy cao răng và khám thường xuyên để kịp thời phát hiện ra các bệnh lý, điều trị kịp thời.

Bác sĩ sẽ căn cứ và độ tuổi của trẻ cũng như tình trạng của trẻ để có phương án điều trị hợp lý nhất.

Cách phòng ngừa tụt lợi ở trẻ em

Các bậc phụ huynh cần lưu ý chăm sóc vệ sinh răng miệng cho bé để tránh gặp các bệnh lý nha khoa và tụt lợi khi còn nhỏ bằng các biện pháp sau:

  • Thăm khám nha khoa định kỳ để phát hiện và chữa trị kịp thời các bệnh lý
  • Có chế độ ăn uống hợp lý. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé, nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh chứa nhiều Vitamin C và chất xơ, giúp nướu luôn khỏe mạnh
  • Đánh răng đúng cách: Đánh 2 lần/ngày sáng tối, bạn chải mềm mại, nhỏ nhắn để tránh làm nướu tổn thương.

Chăm sóc răng miệng cho bé

Trên đây là những chia sẻ của nha khoa Dr Công về chủ đề Chữa tụt lợi ở trẻ em. Nha khoa Dr Công sẵn sàng tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của các bậc phụ huynh về cách chăm sóc và điều trị răng miệng cho bé.

Hãy liên hệ Hotline: 0988361108 để được các bác sĩ tư vấn tận tình nhất!

Share:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Tags:

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

0988 36 1108
Địa chỉ
Gọi trực tiếp
Chat FB
Chat Zalo
Bạn vui lòng chờ