Hotline :  0988361108  – Đ/C 6B Trần Hưng Đạo – Hà Nội
Thứ 2 - Chủ nhật

8:00 – 19:00

Liên Hệ với chúng tôi

Trám Răng Có Được Bảo Hiểm Y Tế Không? Thủ Tục Như Thế Nào?

  • Trám răng có được hưởng bảo hiểm y tế không?
  • Bảo hiểm y tế có bao gồm trám răng không?

Đây đều là các vấn đề mà nhiều người đang có nhu cầu trám răng thẩm mỹ thắc mắc hiện nay. Trám răng là phương pháp phục hình răng thẩm mỹ được nhiều người lựa chọn để khắc phục các tình trạng răng như răng bị mẻ, bị thưa, bị bể do các chấn thương hoặc trám răng do mắc bệnh lý nha khoa. Vậy trường hợp trám răng có được hưởng bảo hiểm y tế không? Hãy cùng tìm lời giải sau đây nhé!

Trám răng bảo hiểm y tế chi trả không?

Theo Khoản 1, Điều 21 luật bảo hiểm y tế, sửa đổi và bổ sung năm 2014 quy định. Các dịch vụ “thăm khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con” sẽ được bảo hiểm y tế chi trả nếu chưa được ngân sách quốc gia chi trả.

Theo điều khoản này, khám răng và điều trị các bệnh lý răng miệng sẽ được bảo hiểm chi trả khi khám hay mua thuốc chữa bệnh. Trừ trường hợp khám răng định kỳ, không bắt buộc do bệnh tật là sẽ không được hưởng bảo hiểm y tế.

Trám Răng Có Được Bảo Hiểm Y Tế Không?

Bảo hiểm y tế chi trả cho các trường hiểm sau:

  • Sâu răng
  • Mắc các bệnh lý về răng khôn, răng mọc ngầm, mọc lệch
  • Viêm năng, nhổ răng khôn, điều trị tủy răng, áp xe răng, viêm nha chu,…

Còn các trường hợp răng thẩm mỹ như bọc răng sứ, niềng răng, trám răng, trồng răng đều không được bảo hiểm chi trả cho những trường hợp này.

Vậy trám răng có được bảo hiểm y tế không? Câu trả lời là có. Bảo hiểm chi trả trong các trường hợp có sự chỉ định của bác sĩ điều trị trám răng liên quan đến sứt mẻ, do sâu hoặc mắc các bệnh lý nha khoa. Với các trường hợp này, nếu trám răng sẽ được bảo hiểm y tế của nhà nước chi trả.

Trám răng được bảo hiểm chi trả bao nhiêu?

Cũng theo quy định của bảo hiểm y tế thì các trường hợp trám răng do sâu hoặc bị mẻ hoặc bị các bệnh lý nha khoa kể trên sẽ có mức hưởng từ 40% – 100% chi phí điều trị. Mức độ này còn tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của răng trám và trám răng ở đâu.

Trám Răng Có Được Bảo Hiểm Y Tế Không?

  • Với các trường hợp khám và điều trị ở các cơ sở y tế cùng tuyến thì mức bảo hiểm xã hội là 80% – 100% theo đối tượng được sử dụng tại khoản 3 điều 12 luật bảo hiểm y tế.
  • Với các trường hợp khám và điều trị trái tuyến, chuyển tuyến sẽ có mức hưởng là 40 % – 70%.

Điều 22 luật bảo hiểm xã hội, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định:

“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;

b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;

d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;

đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.

3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;

c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

4. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Quy trình thủ tục hưởng bảo hiểm y tế khi trám răng

Thủ tục và quy trình trám răng hưởng bảo hiểm y tế phải tuân theo đúng quy trình thăm khám và điều trị tương tự như các trường hợp thông thường. Quy trình hưởng bảo hiểm y tế khi trám răng theo các bước sau:

Trám Răng Có Được Bảo Hiểm Y Tế Không?

  • Bước 1: Lấy số thứ tự, viết phiếu đăng ký khám bệnh
  • Bước 2: Tiếp nhận khám bệnh bằng BHYT
  • Bước 3: Thăm khám tại phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt
  • Bước 4: Thanh toán chi phí cần chi trả theo quyền lợi của BHYT.
  • Bước 5: Xét nghiệm cận lâm sàng và chờ kết quả theo thời gian ghi trên giấy hẹn.
  • Bước 6: Chẩn đoán – tư vấn tình trạng răng cho người bệnh và chỉ định phương án điều trị
  • Bước 7: Tiến hành điều trị trám răng có bảo hiểm y tế.
  • Bước 7: Đến quầy lấy thuốc BHYT (nếu có).

Trên đây, Nha khoa Dr Công đã chia sẻ đến bạn đọc các thông tin về trám răng bảo hiểm y tế, mức hưởng trợ cấp và thủ tục hưởng bảo hiểm y tế. Nếu bạn còn thắc mắc gì thì hãy liên hệ đến Hotline: 0988361108 để được tư vấn sớm nhất nhé!

Share:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Tags:

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

0988 36 1108
Địa chỉ
Gọi trực tiếp
Chat FB
Chat Zalo
Bạn vui lòng chờ