Hotline :  0988361108  – Đ/C 6B Trần Hưng Đạo – Hà Nội
Thứ 2 - Chủ nhật

8:00 – 19:00

Liên Hệ với chúng tôi

Hướng Dẫn Cách Cầm Máu Chân Răng Tại Nhà Hiệu Quả

Chảy máu chân răng là một trong những tình trạng rất phổ biến mà hầu như đa số chúng ta đều sẽ gặp phải. Vậy làm cách nào để cầm máu chân răng? Hạn chế chảy máu chân răng hiệu quả. Hãy cùng Nha khoa Dr Công theo dõi cách cầm máu chân răng tại nhà hiệu quả nhất nhé!

Chảy máu chân răng xảy ra do đâu?

Cách Cầm Máu Chân Răng Tại Nhà Hiệu Quả

Chảy máu ở chân răng là tình trạng các mô mềm như lợi (nướu), dây chằng, xương ổ răng bị viêm xung huyết và dẫn đến hiện tượng xuất huyết tại các vùng ở chân răng.

Tình trạng này thường không gây cảm giác đau đớn, máu chảy ít và có thể tự cầm sau 1-2 phút. Nếu chân răng chảy máu kèm theo cơn đau, vùng lợi sưng đỏ thì đây là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm nhiễm vùng mô mềm, hay bị áp xe răng,… 

Hiện tượng chảy máu ở chân răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. 

  • Do lực tác động vô tình khi dùng bàn chải, tăm, chỉ nha khoa. Hoặc có thể do sơ ý va đập với các vật cứng, khi nhai thức ăn rắn, sắc nhọn.
  • Do cao răng bám dày, lâu sẽ khiến lợi bị viêm, sưng đỏ. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến chân răng dễ bị chảy máu.
  • Sử dụng răng giả, các phương pháp chỉnh nha chưa phù hợp. Hoặc đang trong quá trình điều trị và phục hồi khi sử dụng các dịch vụ về răng lợi.
  • Rối loạn nội tiết tố và thiếu các chất dinh dưỡng. Đặc biệt như là thiếu vitamin C cũng gây nên chảy máu chân răng.
  • Một số nguyên nhân nguy hiểm và đáng sợ hơn xuất phát từ các căn bệnh như: tiểu đường, ung thư máu, bệnh bạch cầu và rối loạn đông máu.

Xem thêm dịch vụ nha khoa điều trị uy tín tại Dr Công:

10 Cách cầm máu chân răng tại nhà hiệu quả

Cầm máu chân răng bằng chườm nước đá

Sử dụng túi nước đá chườm lên chỗ nướu chảy máu trong khoảng 10 phút để cầm máu. Việc này vừa có thể giúp cầm máu nhanh lại vừa có thể giảm đau và sưng.

Ngậm Nước muối

Muối có đặc tính kháng viêm và sát trùng làm giảm đau và sưng. Khi bị chảy máu chân răng, ta có thể súc miệng bằng nước muối (nước muối sinh lý hoặc pha nước với muối tinh) nó sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại, nướu sẽ không còn bị chảy máu.

Uống Sữa

Sữa là một nguồn canxi tốt giúp củng cố răng và nướu. Đồng thời cũng là một sản phẩm hỗ trợ cầm máu tốt. Uống một ly sữa lạnh hằng ngày để giảm và làm dịu chứng viêm do chảy máu nướu răng gây ra.

Cầm máu chân răng sử dụng dầu đinh hương

Dầu đinh hương chứa một hợp chất gọi là eugenol, có đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm giúp ngăn ngừa mảng bám và giảm viêm. Bởi vậy cũng có thể sử dụng dầu đinh hương để cầm máu chân răng. Thường sẽ là chấm dầu vào vị trí chảy máu.

Cách Cầm Máu Chân Răng Tại Nhà Hiệu Quả

Mật ong Manuka

Mật ong Manuka có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, có thể chống lại sự nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra bởi viêm nướu. Nó cũng giúp giảm đau và sưng nướu.

Uống trà xanh

Uống trà xanh có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của chảy máu nướu răng. Đó là do sự hiện diện của một chất chống oxy hóa tự nhiên gọi là catechin trong trà xanh. Có thể giúp làm giảm phản ứng viêm của cơ thể với vi khuẩn trong miệng.

Ăn nghệ

Củ nghệ có chứa một hợp chất polyphenol gọi là curcumin, có đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm giúp làm giảm đau và viêm do chảy máu nướu răng. Khi chảy máu chân răng, có thể ngậm mẩu nghệ tại vị trí răng chảy máu. Hoặc ăn nghệ thường xuyên.

Ăn rau giòn

Ăn rau củ giòn như cà rốt và cần tây có thể giúp làm giảm mảng bám trong răng. Nhờ đó, ngăn ngừa được sự hình thành của cao răng, giúp răng sạch sẽ an toàn.

Ăn rau xanh nhiều lá

Ăn rau xanh nhiều lá như rau diếp, cải bó xôi và cải xoăn vì chúng có nhiều vitamin K. Vitamin K giúp đông máu và những người thiếu vitamin K bị chảy máu nhiều hơn bình thường.

Sử dụng nước súc miệng

Các loại nước súc miệng thường có đặc tính kháng khuẩn, giúp điều trị bệnh nướu răng bằng cách loại bỏ mảng bám và cầm máu nướu.

Cách phòng tránh chảy máu chân răng hiệu quả

Cách Cầm Máu Chân Răng Tại Nhà Hiệu Quả

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bởi vậy, đối với răng miệng cũng vậy. Tốt nhất nên phòng ngay từ khi chưa có vấn đề gì xảy ra ở răng miệng của chúng ta. Một số thói quen nên rèn luyện để phòng tránh chảy máu chân răng:

  • Thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày: sử dụng bàn chải có lông mềm. Chải răng tối thiểu 2 lần/ngày: vào sáng và tối. Chải răng với lực vừa phải, không quá mạnh tránh làm rách nướu.
  • Sử dụng chỉ nha khoa loại bỏ mảng bám, dùng nước súc miệng sát khuẩn hàng ngày.
  • Hạn chế cắn, nhai mạnh và nhanh các thức ăn có bề mặt góc cạnh và cứng. Bạn có thể dùng tay bẻ nhỏ chúng trước khi đưa vào miệng.
  • Uống đủ nước và ăn nhiều rau quả, trái cây để bổ sung dưỡng chất và vitamin C cho cơ thể. Nhờ đó, sức đề kháng được gia tăng, chống lại các vi khuẩn gây viêm nhiễm và chảy máu chân răng.
  • Hạn chế uống rượu bia, ăn thức ăn cay nóng, vì đây là nguyên nhân gây nên xuất huyết chân răng.
  • Lấy cao răng định kỳ (6 tháng/lần) nhằm phá bỏ môi trường sinh sôi của bệnh nha chu. Đồng thời cũng để tiện thăm khám theo dõi sức khỏe răng miệng thường xuyên.

Chảy máu chân răng không phải là một căn bệnh hiếm hay quá nguy hiểm, nhưng nếu bạn xem nhẹ và không biết cách chữa trị, phòng tránh từ sớm, chảy máu ở chân răng sẽ gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. Bạn cần xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng hợp lý, kết hợp bổ sung vitamin và khoáng chất để tối ưu quá trình điều trị.

Share:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Tags:

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

0988 36 1108
Địa chỉ
Gọi trực tiếp
Chat FB
Chat Zalo
Bạn vui lòng chờ