Hotline :  0988361108  – Đ/C 6B Trần Hưng Đạo – Hà Nội
Thứ 2 - Chủ nhật

8:00 – 19:00

Liên Hệ với chúng tôi

Điều Trị Tụt Lợi Khi Mang Thai Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Bị tụt lợi khi mang thai hoặc sau sinh là tình trạng phổ biến thường gặp hiện nay. Đây là một trong những bệnh lý nha khoa nghiêm trọng, khiến cho răng miệng mất thẩm mỹ, thậm chí có thể khiến răng bị lung lay,…Vậy có nên điều trị tụt lợi khi mang thai hoặc sau khi sinh không? Hãy cùng Nha khoa Dr Công tìm hiểu câu trả lời trong bài viết này nhé!

Dấu hiệu nhận biết tụt lợi khi mang thai

Tụt lợi (tụt nướu) bệnh lý nha khoa khi mà mô nướu dịch chuyển và co lại về phía chân răng khiến thân răng lộ ra, trông dài hơn bình thường. Hiện tượng tụt lợi khiến cho khoảng cách các răng thưa hơn, lỏng lẻo và dễ bị tổn thương.

Có nên Điều Trị Tụt Lợi Khi Mang Thai Không?

Bệnh lý này có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, trong đó, người đang mang thai, sau sinh và người sau 50 tuổi dễ bị mắc hơn.Trong đó, tụt lợi khi mang thai, sau khi sinh không chỉ gây đau nhức, ê buốt, gặp khó khăn khi ăn uống mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Điển hình với các dấu hiệu như:

  • Mô lợi tụt về phía chân răng, thân răng lộ ra và dài hơn bình thường
  • Mô nướu bị sưng viêm, phù nề, đổi sang màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm
  • Nướu mất đi độ bám trên thân răng, thiếu độ chắc chắn.
  • Tụt lợi có thể diễn ra ở nhiều răng
  • Chân răng lộ gây ê buốt, nhạy cảm khi ăn uống, vệ sinh răng miệng
  • Các răng dần có khoảng cách, mảng bám và cao răng nhiều lên
  • Răng bị lung lay, mô nướu dễ chảy má
  • Men răng thay đổi và hơi thở có mùi hôi

Tình trạng tụt lợi khi mang thai có thể diễn ra suốt thai kỳ và sau khi sinh. Do đó cần điều trị sớm để răng tránh bị tổn hại, gãy rụng. Đặc biệt, điều trị sớm còn tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Nguyên nhân bị tụt lợi khi mang thai

Ở phụ nữ mang thai, nguyên nhân chính bị tụt nướu có thể do thay đổi nội tiết tố và các nguyên nhân khác. Cụ thể:

Do thay đổi nội tiết tố

Nội tiết tố sẽ có sự thay đổi ngay từ khi phôi thay hình thành, nhất là trong 3 tháng đầu. Lúc này hormone progesterone tăng mạnh khiến hoạt động tuần hoàn máu ở mô nướu cũng tăng lên.

Hormone progesterone giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi nhưng cũng gây ra không ít phản ứng bất lợi. Progesterone tăng mạnh khiến mô nướu sưng viêm và nhạy cảm hơn bình thường.

Điều này khiến cho giai đoạn mang thai, mẹ bầu rất dễ bị tụt lợi, chảy máu chân răng, răng ê buốt. Hơn nữa, sự thay đổi của nội tiết tố còn làm giảm sức đề kháng của cơ thể, có thể khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập và phát triển trong khoang miệng, gây tổn thương cho răng và mô nướu.

Do ảnh hưởng của các bệnh lý nha khoa

Bị tụt lợi khi mang thai có thể do nguyên nhân từ các bệnh lý nha khoa như viêm nướu, viêm nha chu, viêm quanh chân răng,…có thể xảy ra trước đó hoặc khởi phát trong quá trình mang thai. Dưới tác động của sự thay đổi nội tiết tố và hệ miễn dịch giảm khiến các bệnh lý diễn ra nhanh chóng hơn trong thời gian mang thai. Hậu quả gây tụt lợi chân răng, răng lung lay và đau nhức.

Dấu hiệu khi bị tụt lợi khi mang thai

Do cách vệ sinh răng miệng

Ngoài ra, nguyên nhân bị tụt lợi khi mang thai cũng có thể từ thói quen vệ sinh răng miệng của mẹ bầu. Bởi, răng miệng của mẹ bầu khá nhạy cảm nên cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, nếu không sẽ khiến nướu bị tổn thương, tụt lợi, sưng viêm và dễ chảy máu.

Bà bầu có thể đã vệ sinh răng miệng quá mạnh, sử dụng bàn chải quá cứng, chải quá nhiều lần trong ngày khiến nướu bị tổn thương, dễ chảy máu. Hoặc có thể do sử dụng tăm xỉa răng khiến mô nướu bị tụt xuống, thân răng lộ răng ngoài.

Các thói quen vệ sinh tệ hại này không chỉ gây tụt lợi, mà nó còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ê buốt, nhạy cảm ở mẹ bầu. Do đó, bạn cần thay đổi thói quen này ngay để không gặp các vấn đề về răng miệng như trên.

Do Thiếu hụt vitamin và khoáng chất

Trong thời gian mang thai mẹ bầu cần chú ý cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và bé. Nhất là từ tháng thứ 4 trở đi, bà bầu rất dễ bị thiếu hụt các vitamin và khoáng chất cần thiết. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cả mẹ và bé mà lại dễ gây tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng.

Dấu hiệu khi bị tụt lợi khi mang thai

Tụt lợi khi mang thai có thể do mẹ bầu thiếu các vitamin như: Vitamin C, Vitamin A, Vitamin nhóm B, Canxi, vitamin D, Và các dưỡng chất cần thiết khác như vitamin K, vitamin D, magie, phốt pho, sắt,… Đây đều là những thành phần cần thiết để duy trì sức khỏe răng miệng.

Một số nguyên nhân khác

Tụt lợi khi mang thai cũng có thể xảy ra do các nguyên nhân như: hút thuốc lá, răng mọc chen chúc, lệch lạc, thói quen ăn uống không tốt như hay ăn đồ cứng, khô, khó nhai, thói quen nghiến răng khi ngủ, hay dùng răng cắn xé các đồ vật cứng.

Tụt lợi khi mang thai hoặc sau khi sinh có nguy hiểm không?

Tụt lợi khi mang thai hay là sau khi sinh là trình trạng phổ biến. Nó có thể ở mức độ nhẹ và không quá ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, triệu chứng của tụt lợi sau khi sinh có thể bị ê buốt, đau nhức và dễ chảy mái nên sẽ gây phiền toái cho mẹ bầu. Nếu chăm sóc tốt, tụt lợi tụt nướu khi mang thai sẽ giảm đi và không nặng dần theo thời gian.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị tụt lợi do mắc phải các bệnh lý nha khoa trước đó thì cần đến ngay nha khoa để được điều trị và thăm khám sớm nhất. Bạn không nên chủ quan với diễn biến của bệnh lý, bởi nó có thể gây ảnh hưởng đỗi với sức khỏe răng miệng của bạn, làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ sinh non, sảy thai khi không được xử lý kịp thời.

Hoặc nếu bị tụt lợi khi mang thai do ảnh hưởng của nội tiết tố, tình trạng này sẽ được cải thiện khi thay đổi chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng đúng cách. Đồng thời thăm khám định kỳ nha khoa để kịp thời phát hiện và điều trị hợp lý.

Cách chữa tụt lợi cho bà bầu và mẹ cho con bú

Để điều trị tụt lợi khi mang thai và tụt lợi sau sinh an toàn, mẹ bầu có thể áp dụng các phương pháp sau:

Các phương pháp y tế

Thực hiện các phương pháp y tế điều trị tụt lợi khi mang thai tiềm ẩn không nhiều rủi ro và tác dụng phụ. Do đó, bác sĩ khuyến cáo thời điểm điều trị tụt lợi tốt nhất cho bà bầu là 3 tháng giữa thai kỳ, có nghĩa là tháng thứ 4 để giảm thiểu những tác động không mong muốn. Đồng thời, với mẹ bầu sau sinh, thời điểm chữa tụt lợi an toàn nhất là sau 3 tháng sinh con.

Tùy vào mức độ tụt lợi cũng như nguyên nhân gây tụt lợi, các bác sĩ sẽ can thiệp các phương pháp y tế như:

  • Lấy cao răng:

Đây là phương pháp được ưu tiên khi điều trị tụt nướu ở mẹ bầu. Cao răng là nguyên nhân chính dẫn đến nướu bị teo, gây viêm nhiễm và dễ chảy máu do vi khuẩn tích tụ ở chân răng. Sau khi loại bỏ cao răng sẽ giúp mô nướu được làm sạch, hồi phục và tái tạo trở lại. Phương pháp này an toàn với cả phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Dấu hiệu khi bị tụt lợi khi mang thai

  • Các kỹ thuật khác:

Ngoài cạo vôi răng, các bác sĩ sẽ xem xét tình trạng cụ thể của mẹ bầu và chỉ định sử dụng kỹ thuật nha khoa nhất định. Đối với tụt lợi do viêm quanh răng và viêm nha chu, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định yêu cầu cố định răng, xử lý mặt gốc răng,… để bảo tồn răng thật và ngăn không cho bệnh tiến triển xấu đi.

  • Sử dụng thuốc:

Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể được chỉ định dùng các loại thuốc chữa tụt nướu chân răng. Loại thuốc được ưu tiên với phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú đó là thuốc dùng tại chỗ như thuốc gây tê tại chỗ, nước súc miệng chứa dung dịch sát khuẩn.

Các phương pháp điều trị tụt lợi ở mẹ bầu rất hạn chế do nhiều rủi ro có thể xảy ra trong quá trình điều trị. Do đó, các bác sĩ sẽ chỉ định cạo vôi răng kết hợp với dùng thuốc tại chỗ trong một số trường hợp để giảm tác động của viêm nướu gây tụt lợi. Sau đó, đợi mẹ bầu sinh xong, sức khỏe ổn định rồi mới can thiệp các phương pháp y tế chuyên sâu để điều trị bệnh triệt để.

Áp dụng các mẹo chữa tụt lợi tại nhà

Với các trường hợp bị tụt lợi nhẹ khi mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng một số cách điều trị tụt nướu tại nhà để giảm cảm giác đau nhức và ê buốt như:

  • Ngậm nước muối loãng: Giúp tiêu viêm sát trùng và kháng khuẩn, từ đó làm dịu hiện tượng viêm sưng ở mô nướu. Đồng thời khoáng chất ở muối cũng giúp cải thiện sức khỏe răng miệng
  • Dùng dầu dầu dừa chữa tụt lợi cho bà bầu: Mẹ bầu có thể giảm triệu chứng của tụt lợi khi mang thai bằng cách dùng dầu dừa thoa nhẹ lên nướu và chân răng đang bị viêm, tụt nướu. Phương pháp này giúp làm dịu mô nướu, kháng khuẩn và ngăn ngừa hình thành mảng bám hiệu quả.
  • Súc miệng bằng nước lá trầu không: Trong lá trầu không chứa hoạt chất Eugenol, có tác dụng kháng virus, chống nấm và vi khuẩn hiệu quả. Từ đólàm giảm tình trạng tụt lợi hở chân răng.

Có nên Điều Trị Tụt Lợi Khi Mang Thai Không?

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách khi mang thai sẽ giúp kiểm soát và cải thiện tình trạng tụt lợi hiệu quả. Việc vệ sinh răng miệng hàng ngày sẽ giúp hạn chế mảng bám, giúp lành vết thương mô nướu hiệu quả. Ngoài ra, việc duy trì thói quen vệ sinh răng miệng tốt còn giúp phòng ngừa các bệnh lý nha khoa khác trong thời kỳ mang thai.

Cách vệ sinh răng miệng giúp kiểm soát tình trạng tụt lợi khi mang thai như:

  • Lựa chọn bàn chải mềm, mảnh để vệ sinh răng miệng, chải răng nhẹ nhàng để loại bỏ các mảng bám trên răng. Tránh chải răng quá mạnh làm tổn thương nướu và gây chảy máu chân răng
  • Sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn kẽ răng và làm sạch khoang miệng
  • Đánh răng 2-3 lần/ngày để vệ sinh răng miệng

Có nên Điều Trị Tụt Lợi Khi Mang Thai Không?

Trên đây là những thông tin mà nha khoa Dr Công chia sẻ đến bạn đọc về chủ đề chữa tụt lợi khi mang thai và sau khi sinh. Nha khoa dr Công sẵn sàng tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng khi bạn có nhu cầu. Hãy liên hệ Hotline: 0988361108 để được tư vấn và giải đáp sớm nhất!

Share:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Tags:

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

0988 36 1108
Địa chỉ
Gọi trực tiếp
Chat FB
Chat Zalo
Bạn vui lòng chờ