Hotline :  0988361108  – Đ/C 6B Trần Hưng Đạo – Hà Nội
Thứ 2 - Chủ nhật

8:00 – 19:00

Liên Hệ với chúng tôi

Tại Sao Bị Tụt Lợi Khi Niềng Răng? Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha giúp cải thiện các tình trạng, khuyết điểm của răng hô, móm, mọc lệch,…Tuy mang lại hiệu quả trong chỉnh nha cũng như tính thẩm mỹ sau khi niềng nhưng có nhiều người thắc mắc tại sao bị tụt lợi khi niềng răng. Vậy tai sao khi niềng răng lại bị tụt lợi, nguyên nhân do đâu? Hãy cùng nha khoa Dr Công tìm được lời giải đáp trong bài viết này nhé!

Tụt lợi khi niềng răng do đâu?

Mô nướu bị tụt xuống khi niềng răng khiến cho chân răng bị lộ, dẫn đến răng dễ bị lung lay và rụng sớm nếu không có phương án điều trị kịp thời. Vậy tụt lợi khi niềng răng có thể do nguyên nhân nào? Hãy cùng theo dõi nhé!

Do mảng bám cao răng

Khi đeo niềng răng nên việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn bình thường, thức ăn bám lại các kẽ răng, tại các mắc cài rất nhiều nên lâu dần sẽ có mảng bám cao răng. Cao răng là nơi tích tụ vi khuẩn, gây viêm nướu và sẽ bị tụt lợi khi không được điều trị kịp thời.

Tại Sao Bị Tụt Lợi Khi Niềng Răng?

Do đánh răng sai cách

Thói quen đánh răng mạnh, chà xát mạnh vào chân răng với bàn chải cứng sẽ làm tổn thương nướu răng nghiêm trọng. Lâu ngày sẽ khiến răng lợi dễ bị chảy máu, viêm nướu răng gây tụt lợi.

Do ăn uống không khoa học

Với những người niềng răng, bác sĩ thường khuyên nên ăn đồ ăn dễ nhai, dễ nuốt và mềm. Tuy nhiên nhiều người vẫn có thói quen ăn uống cay nóng, đồ ăn cứng và dai, chứa nhiều axit nên gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, gây sự cố bong cài, nguy cơ gây tụt lợi còn tăng lên nhanh chóng.

Tại Sao Bị Tụt Lợi Khi Niềng Răng?

Do mắc các bệnh lý nha khoa

Trước khi niềng răng, nếu bạn có dấu hiệu mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm chân răng nhưng không chữa trị dứt điểm. Điều này sẽ là nguyên nhân chính khiến bạn bị tụt lợi khi niềng răng.

Do kỹ thuật của bác sĩ niềng răng

Ngoài các yếu tố trên thì tụt lợi khi niềng răng cũng có thể do tay nghề của bác sĩ. Bác sĩ thiết lập lực siết mắc cài quá mạnh so với khả năng chịu đựng của răng. Khiến cho răng lung lay, gây áp lực lên nướu, gây tụt lợi khi niềng răng.

Nếu trong trường hợp này, bạn cần thông báo đầy đủ với bác sĩ điều trị trước khi tiến hành niềng răng về trạng thái răng miệng của mình. Đồng thời, thông báo với bác sĩ sau mỗi lần kiểm tra định kỳ khi cảm thấy đau nhức kéo dài, mỗi khi bác sĩ siết dây cung, để bác sĩ điều chỉnh hợp lý.

Bị tụt lợi khi niềng răng phải làm sao?

Trong thời gian niềng răng, bạn nên lưu ý theo dõi và kiểm tra tình trạng răng mỗi ngày. Nếu phát hiện nướu sưng tấy và đỏ ửng lên gây đau nhức thì hãy ngay lập tức đến nha khoa thăm khám.

Tại Sao Bị Tụt Lợi Khi Niềng Răng?

Đến phòng khám, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân gây tụt lợi chân răng và đưa ra phương án khắc phục tốt nhất. Nếu tụt lợi do niềng răng sai cách thì bắt buộc phải tháo niềng đề phục hồi nướu rồi mới tiến hành niềng răng như bình thường.

Còn trường hợp nướu chỉ bị viêm nhiễm do cao răng bám thì chỉ cần lấy sạch cao răng để ngăn chặn vi khuẩn phát triển là bạn có thể niềng răng bình thường và không phải tháo niềng.

Bị tụt lợi có niềng răng được không?

Bị tụt lợi có niềng răng được không? Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng nướu lợi của bạn ở mức độ nào. Nếu nướu của bạn bị tụt nặng, răng không chắc chắn trong xương hàm nên sẽ dễ hư hỏng răng. Trong trường hợp này bác sĩ sẽ khuyên bạn không nên niềng răng chỉnh nha.

Mà trước hết bạn phải điều trị tụt lợi, tiến hành ghép lợi trước để củng cố các tổ chức nâng đỡ răng thì mới thực hiện được niềng răng sau vài tháng, để mô nướu hồi phục hoàn toàn.

Tại Sao Bị Tụt Lợi Khi Niềng Răng?

Với trường hợp tụt lợi nhẹ, lợi còn khỏe mạnh thì niềng răng bình thường. Tuy nhiên, trước khi niềng, bác sĩ sẽ lên kế hoạch dịch chuyển răng từ từ, theo dõi chặt chẽ hơn các trường hợp răng bình thường. Đồng thời áp dụng các phương pháp điều trị do bác sĩ chỉ định.

Do đó, để biết bạn có niềng răng được không, có bị tụt lợi khi niềng răng không thì cần đến nha khoa định kỳ để bác sĩ thăm khám và xác định cụ thể. Từ đó đưa ra các chẩn đoán chính xác nhất.

Cách khắc phục tụt lợi khi niềng răng hiệu quả

Để khắc phục được tình trạng tụt lợi khi niềng răng thì bạn tốt nhất nên đến nha khoa để thăm khám và điều trị. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng mô nướu và răng của bạn để có các giải pháp điều trị phù hợp nhất.

Sau đây là những cách khắc phục tình trạng tụt lợi khi niềng răng được các bác sĩ khuyên dùng:

Trường hợp tụt lợi nhẹ:

Với trường hợp bị tụt lợi nhẹ khi niềng răng, chức năng nhai, cấu trúc của răng chưa bị ảnh hưởng nhiều nên bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tạo môi trường cho mô nướu phát triển loại bỏ vi khuẩn bằng cách lấy cao răng. Bên cạnh đó, cần có thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày để khắc phục được tình trạng tụt lợi hiệu quả nhất.

Trường hợp tụt lợi nặng:

Với người bị tụt lợi nặng khi niềng răng, phần che phủ chân răng cần được cấy ghép để đảm bảo răng được giữ chắc chắn bởi mô nướu. Sau đó mới tiến hành niềng răng sau khi cấu trúc nướu đã khôi phục và giống như ban đầu.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc về tình trạng tụt lợi khi niềng răng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ Hotline: 0988361108 để được tư vấn tận tình nhất.

Share:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Tags:

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

0988 36 1108
Địa chỉ
Gọi trực tiếp
Chat FB
Chat Zalo
Bạn vui lòng chờ