Hotline :  0988361108  – Đ/C 6B Trần Hưng Đạo – Hà Nội
Thứ 2 - Chủ nhật

8:00 – 19:00

Liên Hệ với chúng tôi

Răng Hàm Là Gì? Giải Đáp Thắc Mắc Thường Gặp Về Răng Hàm

  • Răng hàm là gì?
  • Răng hàm là răng nào?
  • Răng hàm có vai trò gì?  

Đây đều là những câu hỏi thường gặp về răng hàm mà nha khoa Dr Công nhận được trong thời gian gần đây. Chính vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung giải đáp tất cả các câu hỏi này để giúp bạn có được câu trả lời vừa ý nhất nhé!

Răng hàm là gì?

Răng hàm ở vị trí nào? Răng hàm hay còn được gọi là răng cối. Răng hàm chính là các răng từ răng số 4 đến răng số 8 (chia hàm răng làm 2 ranh giới là từ giữa 2 chiếc răng cửa, cứ vậy hất về 2 bên trái và phải. Đến răng số 4, 5 chính là răng hàm nhỏ và răng số 6 – 8 là răng hàm to).

Răng Hàm Là Gì? Các Thắc Mắc Thường Gặp Về Răng Hàm

Như vậy, một người trưởng thành thông thường sẽ có 20 chiếc răng hàm. Trong đó, răng hàm số 6 và số 7 là hai răng vĩnh viễn không trải qua quá trình thay răng sữa. Bởi vậy, đây là hai vị trí răng mà chúng ta cần hết sức chú ý, quan tâm.

Nếu không được chăm sóc cẩn thận mà để những chiếc răng bị sâu hay tổn hại thì chỉ có thể thay bằng các phương pháp nha khoa, phục hình chứ chúng không thể mọc lại được.

Cấu tạo của Răng Hàm

Cấu tạo răng hàm – Theo bộ phận:

  • Thân răng: chính là phần răng mà chúng ta thấy được. Nó là phần nằm phía bên trên lợi, phần thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với thức ăn và nước uống mỗi ngày. Thân răng hàm có 5 mặt. Đó là mặt nhai, mặt ngoài, mặt trong và hai mặt bên.
  • Cổ chân răng: Là phần gần lợi, đây chính là phần tiếp giáp giữa phần thân và chân răng.
  • Chân răng: Đây là bộ phận nằm trong xương ổ răng và có lớp phủ bằng lợi. Mắt thường không thể nhìn thấy chân răng. Với răng hàm thì thông thường tùy răng hàm to hay răng hàm nhỏ mà nó sẽ có từ 2-3 chân.

Cấu tạo của răng hàm – Theo thành phần

  • Men răng:

Thành phần cứng nhất của răng chính là men răng, và đây cũng là lớp bảo vệ của răng. Men răng được cấu tạo bởi 96% chất vô cơ, chủ yếu là Hydroxyapatite.

  • Ngà răng:

Là lớp nằm bên trong men răng, thường có màu vàng nhạt, bên trong chứa buồng tủy và ống tủy. Ngà răng không cứng bằng men răng, phần này yếu hơn men răng. Thành phần của ngà răng bao gồm 70% chất vô cơ, 30% chất hữu cơ và nước.

  • Tủy răng:

Là đơn vị cung cấp nguồn sống chủ yếu của răng. Nằm ở vị trí trung tâm của răng được men răng và ngà răng bao bọc và bảo vệ. Tủy có ở cả thân răng và chân răng của răng hàm. Tủy răng nằm ở thân răng gọi là buồng tủy, còn ở chân răng gọi là ống tủy. Trong tủy có chứa mạch máu và các dây thần kinh, bạch mạch,… Là phần nhạy cảm nhất của răng, giúp răng có xúc giác: ê buốt, đau nhức, khó chịu,…

Chức năng của răng hàm là gì?

Răng hàm có vai trò gì trong hàm? Răng hàm chính là những chiếc răng đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Bởi nó mang những chức năng:

  • Răng hàm có chức năng chính là nghiền nhỏ thức ăn. Từ đó, giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
  • Bảo vệ xương hàm và tạo nên tính hài hòa và sự cân đối cho khuôn mặt.
  • Hỗ trợ việc phát âm, nói chuyện được rõ ràng, tròn chữ. Việc phát âm cũng chịu rất nhiều ảnh hưởng từ xương hàm. Nếu giữa các răng có khoảng trống lớn sẽ khiến phát âm không được tròn vành rõ chữ.

Răng Hàm Là Gì? Các Thắc Mắc Thường Gặp Về Răng Hàm

Có nên nhổ răng hàm bị sâu không?

Răng hàm bị sâu được bảo tồn khi nào?

Sâu răng hàm được giữ lại trong trường hợp răng hàm bị sâu nhẹ hoặc mức độ sâu không ảnh hưởng quá lớn đến phần chân răng. Cụ thể:

  • Răng hàm bị sâu được phát hiện sớm, răng hàm chỉ bị sâu ở phần men răng. Nên bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch, trám hàn răng để xử lý triệt để ổ răng hàm bị sâu.
  • Răng hàm bị sâu vào phần tủy nhưng chưa ảnh hưởng đến chân răng, phần ngà răng còn nguyên nên sẽ được bác sĩ tiến hành điều trị tủy và trám đầy thân răng. Tuy răng bị chết tủy nhưng vẫn đảm bảo được chức năng ăn nhai nên bác sĩ chỉ định bọc sứ răng sâu để bảo tồn răng thật.

Răng hàm bị sâu

Sau khi điều trị răng hàm bị sâu, bạn cần vệ sinh răng miệng hàng ngày bởi sâu răng có thể phát triển lại bất cứ lúc nào. Nhất là với răng hàm đã rút tủy, đã bọc răng sứ, trám răng nhưng về lâu dài những răng này rất dễ bị vỡ do độ cứng và bền của răng bị giảm đáng kể khi không còn tủy nuôi dưỡng. Do đó, cần hạn chế nhai đồ cứng để tránh ảnh hưởng đến răng.

Răng hàm sâu cần nhổ bỏ khi nào?

Với tình trạng sâu răng hàm quá nặng thì cần phải nhổ bỏ. Phần sâu gây kích thích tủy răng, vi khuẩn có nguy cơ tấn công chân răng và ăn sâu và vùng xương hàm thì cần nhổ bỏ ngay. Ngoài ra, nếu răng cụt bị sâu phần chân răng, kèm tụt lợi, viêm nha chu thì bác sĩ sẽ tiến hành nhổ toàn bộ răng hàm bị sâu.

Khi tiến hành nhổ răng hàm bị sâu, có thể gây ra những hậu quả như:

  • Lực nhai của hàm bị giảm sút, khiến thức ăn không được nghiền nhỏ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Đồng thời, việc mất răng gây tác động đến các răng còn lại khiến các răng này yếu đi do phải chịu lực tác động lớn hơn bình thường.
  • Lệch khớp cắn do không còn răng đối xứng gây sưng tấy nướu, viêm nha chu.
  • Biến chứng tiêu xương vùng răng nên khiến răng xô lệch, về lâu dài ảnh hưởng tới khớp cắn. Điều này còn ảnh hưởng đến độ cân xứng của khuôn mặt, má bị hóp lại, da nhăn và bị chảy xệ.

Sâu răng hàm

Chính vì những lý do đó mà sau khi nhổ răng hàm bị sâu, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên phục hình răng bằng các phương pháp nha khoa. Tùy vào độ tuổi, vị trí răng hàm để lựa chọn biện pháp phục hình răng thẩm mỹ tốt nhất. Phương pháp hiệu quả và hiện đại được sử dụng phổ biến hiện nay đó là trồng răng/cấy ghép Implant. Răng hàm bị nhổ sẽ được thay thế hoàn toàn bằng răng Implant.

Phương pháp này phù hợp với mọi độ tuổi nhưng lại có mức chi phí cao hơn các phương pháp phục hình răng khác. Đồng thời, phương pháp này có ưu điểm là tuổi thọ cao, sử dụng được lâu dài.

Tại sao nên trồng răng hàm số 6?

Răng số 6 là răng đảm nhiệm chức năng nhai chính, nó còn hay được biết với tên gọi là răng cấm. Chân răng hàm số 6 còn có sự kết nối mặt thiết trong xoang hàm. Vì vậy, việc bảo tồn răng hàm số 6 là một vấn đề rất quan trọng. Nếu răng số 6 có vấn đề gì thì chắc chắn cần đến nha khoa sớm nhất để thăm khám. 

Nếu trường hợp sâu quá nặng hoặc bị vỡ, gãy thì các nha sĩ sẽ tư vấn bạn nên trồng răng thay thế sớm nhất có thể để đảm bảo chức năng ăn nhai và giữ được sự cân bằng cho hàm răng. Cũng để kịp thời lấp đầy chỗ trống, tránh vậy những chiếc răng khác sẽ mất điểm tựa và di chuyển sai lệch vị trí.

Răng số 7 bị sâu có nên trồng thay thế hay không?

Răng hàm số 7 cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn không kém gì so với răng số 6. Với một số trường hợp răng khôn (răng số 8) bị loại bỏ thì răng số 7 chính là chiếc răng cuối cùng của hàm. Đảm đương chức năng chốt cuối, ổn định khung cho hàm.

Nếu hàm mất đi răng số 7, về lâu dài hàm sẽ xuất hiện tình trạng tụt nướu, xương răng bị tiêu biến. Đồng thời, các răng còn lại sẽ bị mất điểm tựa và xô lệch. Điều này sẽ ảnh hưởng tới sự cân đối của khuôn mặt. Vì vậy, theo khuyến cáo của các bác sĩ, nếu trong trường hợp mất răng số 7, bạn nên tiến hành trồng răng số 7 thay thế.

Trồng răng hàm có đau không?

Cảm giác ê buốt, và đau nhức là trông thể tránh khỏi khi trồng răng. Tuy nhiên, trước khi thực hiện các thao tác thì bạn sẽ được gây tê trước để giảm đau. Một số người quá nhạy cảm thì có thể vẫn sẽ thấy ê ẩm, nhưng nhức. Nhưng đa phần sau khi được gây tê thì cũng không còn cảm thấy đau hay ê buốt mà cùng lắm sẽ hơi khó chịu 1 chút mà thôi. 

Tuy nhiên, việc bạn cảm thấy đau và ê buốt sau khi phẫu thuật là điều không thể tránh khỏi, bởi lúc này thuốc gây tê cũng đã tan bớt đi rồi.

Dịch vụ cấy ghép, trồng răng không có quá nhiều rủi ro. Tuy nhiên, để đảm bảo được an toàn và thành công nhất có thể thì vẫn cần đến bác sĩ cứng tay, chuyên môn cao. Bởi vậy, hãy lưu ý lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện thủ thuật này. Để tránh những trường hợp không mong muốn như “tiền mất nhưng tật vẫn mang”.

Trên đây, Nha khoa Dr Công đã chia sẻ đến bạn tất cả thông tin về răng hàm sâu, các trường hợp nên nhổ và không nên nhổ răng hàm. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, có thể liên hệ Hotline: 0988361108 để được bác sĩ Dr Công giải đáp kịp thời nhé!

Share:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Tags:

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

0988 36 1108
Địa chỉ
Gọi trực tiếp
Chat FB
Chat Zalo
Bạn vui lòng chờ