Hotline :  0988361108  – Đ/C 6B Trần Hưng Đạo – Hà Nội
Thứ 2 - Chủ nhật

8:00 – 19:00

Liên Hệ với chúng tôi

Uống C Sủi Có Chữa Nhiệt Miệng Được Hay Không?

Nhiệt miệng là tình trạng thường gặp ở bất kỳ đối tượng nào, độ tuổi nào. Biểu hiện là các vết loét trong miệng, đem lại cảm giác khó chịu, gây đau đớn nhất là khi ăn uống và khiến chất lượng cuộc sống của bạn bị giảm sút. Nhiều ý kiến cho rằng, uống C sủi có thể làm giảm tình trạng nhiệt miệng. Vậy chữa nhiệt miệng bằng C sủi có được không? Cùng Nha khoa Dr Công tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé!

Uống c sủi có chữa nhiệt miệng được hay không 5

Biểu hiện của Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng – hay loét miệng là một vết loét hoặc rách nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên phần lợi (nướu) của bạn. Thường các vết loét kéo dài 7-10 ngày sau đó tự lành mà không để lại vết sẹo. Nếu vết nhiệt kéo dài hơn hai tuần thì bạn nên đi khám bác sĩ.

Uống c sủi có chữa nhiệt miệng được hay không 5

Vết nhiệt miệng không giống với herpes ở môi, những vết này không xảy ra trên bề mặt môi và không lây lan trên vùng bị bệnh.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Trước khi tìm hiểu về mẹo chữa lở miệng, chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến căn bệnh nha khoa này. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lở miệng. Tựu chung lại, những nguyên nhân này đều bắt nguồn từ chính thói quen sinh hoạt của mọi người. Có thể chia nguyên nhân gây lở miệng thành 2 phần chính: Nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong.

Nguyên nhân bên ngoài

Nguyên nhân bên ngoài là những tác động vật lý lên những vùng mô mềm trong miệng. Những tác động đó gây ra vết thương, chảy máu và phù nề. Những hành động đôi khi chỉ là vô tình như:

  • Cắn nhầm môi, má khi đang nhai, ăn: Đôi khi ăn uống quá nhanh khiến bạn vô tình cắn trúng môi hay má. Môi trường trong miệng rất khó xử lý vết thương, vi khuẩn sẽ xâm nhập tạo mủ trắng.
  • Ăn những thức ăn cứng: Đôi khi, những miếng xương lớn, một số loại hạt vỏ cứng có thể làm xước, tổn thương, chảy máu khi ăn chúng. 
  • Sử dụng các vật dụng chăm sóc răng sai cách: Bạn có đang sử dụng không hiệu quả các vật dụng chăm sóc răng của mình không? Sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng, đổi bàn chải lông mềm thay cho những bàn chải lông cứng, thường xuyên súc miệng để răng miệng luôn sạch sẽ, ngăn ngừa vi khuẩn.

mẹo chữa nhiệt miêng tại nhà

Nguyên nhân bên trong

Nguyên nhân bên trong là do những thói quen sinh hoạt xấu của chúng ta. Những vết lở miệng hình thành như một tín hiệu đang cố gắng cảnh báo về lối sống không phù hợp. Từ đó, chúng ta có thể nhận ra và điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt hợp lý hơn. 

Tuy nhiên, nhiều người không biết điều này. Họ cố gắng chữa trị mà không thay đổi nếp sống. Điều này không những không dứt điểm được bệnh mà lâu dần còn gây ra những bệnh lý nghiêm trọng khác. Những nguyên nhân bên trong gây lở miệng có thể kể đến

Ăn đồ cay nóng

  • Thiếu chất: Vitamin C, Vitamin B6, axit folic…
  • Stress: Stress gây rối loạn nội tiết tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, hấp thu chất dinh dưỡng, khả năng miễn dịch kém gián tiếp khiến vi khuẩn tiếp cận khoang miệng gây lở miệng.

Uống C sủi có chữa nhiệt miệng không?

Viên C sủi có thành phần là vitamin C kèm với đó là chất tạo màu, tạo vị (cam, chanh, …). Khi cho vào nước, natri bicacbonat có tính kiềm sẽ sủi bọt khi gặp vitamin C có tính axit, nó sẽ tạo ra phản ứng hóa học và có bọt khí CO2.

C sủi có chữa nhiệt miệng không

C sủi có tác dụng kích thích thần kinh, bổ sung vitamin cho cơ thể, tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tật từ bên ngoài. Vì vậy, có thể chữa nhiệt miệng bằng C sủi nhưng không nên lạm dụng mà phải tuân theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và tránh khỏi các tác dụng phụ.

Cách dùng C sủi chữa nhiệt miệng

C sủi có thể hỗ trợ điều trị nhiệt miệng và rất dễ mua. Tuy nhiên, bạn nên mua C sủi ở các nhà thuốc uy tín để sử dụng. Dùng 1 viên sủi bọt cho vào nước với thể tích tương ứng (người lớn và trẻ em có liều lượng dùng khác nhau, nên chú ý hướng dẫn sử dụng trên bao bì).

Đợi C sủi tan hết bọt  rồi uống. Nên uống sủi trước 4 giờ chiều vì uống vào thời gian quá muộn trong ngày sẽ khiến bạn khó ngủ.

Liều lượng khuyến nghị: 60 mg mỗi ngày. Sau một vài ngày, vết loét ở miệng sẽ hoàn toàn lành lại, thời gian chính xác phụ thuộc vào tình trạng của bạnvà mức độ nghiêm trọng của vết nhiệt.

Uống c sủi có chữa nhiệt miệng được hay không 5

Lưu ý khi sử dụng C sủi để chữa nhiệt miệng:

  • Uống C sủi theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt không nên tự ý dùng cho trẻ mà phải hỏi liều lượng phù hợp, có cần lưu ý gì thêm hay không.
  • C sủi không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
  • Không sử dụng C sủi sau 4 giờ chiều.
  • Viên sủi phải còn nguyên vẹn, không bị ướt. Nếu viên sủi dính nước bạn không được sử dụng. Phải bảo quản viên sủi bọt để tránh hút ẩm.
  • Chỉ sử dụng khi viên sủi đã tan hết trong nước. Tuyệt đối không cho viên sủi trực tiếp vào trong miệng.
  • Không sử dụng C sủi sau khi uống nước có ga vì có thể gây cảm giác đầy bụng, táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Không sử dụng chung với rượu.
  • Để thuốc xa tầm tay trẻ em vì thuốc có thể dễ dàng đưa vào miệng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Tránh ánh sáng trực tiếp. Khi thấy có dấu hiệu bất thường hay bất cứ điều gì đáng ngờ cần hỏi ý kiến ​​bác sĩ, dược sĩ ngay lập tức.

Mẹo chữa lở miệng tại nhà hiệu quả

Ngoài cách chữa lở miệng bằng C sủi, bạn có thể tự chữa nhiệt miệng tại nhà bằng các cách sau:

Súc miệng bằng nước muối pha loãng.

Nước muối có tính sát khuẩn cao giúp tiêu diệt vi khuẩn ở vết loét và khiến chúng lành lại nhanh chóng. Hoặc có thể súc miệng bằng nước cốt dừa ép từ cùi dừa 3-4/lần/ngày. Trong nước dừa chữa dầu dừa có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch miệng, dịu cơn đau do vết loét gây ra. Đồng thời giúp vết thương nhanh lành lại.

Sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng:

Bạn có thể dễ dàng mua các loại thuốc bôi trị nhiệt miệng tại các hiệu thuốc và hãy tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc các trang kiến thức y khoa để mua đúng loại thuốc để tránh gây dị ứng.

Sử dụng mật ong:

Mật ong có khả năng kháng khuẩn và chống viêm, có hiệu quả giảm đau, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng thứ cấp. Bạn có thể thoa mật ong trực tiếp lên vết loét 3-4 lần/ngày.

Sử dụng nước súc miệng có tính sát khuẩn:

Các loại nước súc miệng này giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh và vi khuẩn không có lợi trong khoang miệng, đẩy mạnh quá trình lành vết thương của các vết nhiệt miệng. Ngoài ra, các loại nước súc miệng có tính the mát và vị lạnh có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái, và đỡ đau hơn khi nhiệt miệng.

Cách phòng ngừa lở miệng tốt nhất

Chế độ ăn uống lành mạnh

Uống c sủi có chữa nhiệt miệng được hay không 5

  • Hạn chế các chất cay nóng, đặc biệt trong ngày hè nóng nức. Không chỉ khiến cơ thể bị nhiệt, loét miệng mà nó còn khiến bạn bị nổi mụn, nóng gan, gây mẩn ngứa, tích tụ độc tố cho gan.
  • Không uống rượu bia, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt,…
  • Tăng cường ăn những thực phẩm mát, có tính giải nhiệt, mát gan cao để giúp cơ thể thanh nhiệt.
  • Uống thật từ 2-2,5l nước một  ngày.

Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách

Uống c sủi có chữa nhiệt miệng được hay không 5

Trong quá trình điều trị và phòng ngừa nhiệt miệng, bạn nên chú ý thực hiện đúng các quy định vệ sinh răng miệng. Đây là điểm mấu chốt để tiêu diệt, đẩy lùi vi khuẩn gây hại.

  • Đánh răng đều đặn hàng ngày sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ
  • Sử dụng bàn chải có lông mềm, chải răng đúng cách để không làm tổn thương, trầy xước vùng khoang miệng.
  • Thay bàn chải định kỳ sau 3 tháng sử dụng.

Thăm khám nha khoa định kỳ

C sủi có thể giúp bạn chữa nhiệt miệng, cung cấp Vitamin C cần thiết cho cơ thể. Nhưng để sử dụng đúng cách bạn thân tham khảo ý kiến của các dược sĩ, ngoài ra bạn nên sử dụng C sủi một cách hợp lý để tránh việc lạm dụng có thể gây nên những tác dụng phụ. Thêm vào đó, đối với răng miệng, bạn nên đi khám nha khoa định kì để có thể biết tình trạng răng miệng cũng như sức khoẻ của mình một cách rõ nhất.

Nha khoa Dr Công là một cơ sở nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm được cấp chứng chỉ của Bộ Y Tế. Tại đây, bạn sẽ được trải nghiệm cơ sở vật chất với các thiết bị nha khoa tiên tiến, vô trùng được nhập khẩu chính hàng từ các nước phát triển trên thế giới. Với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giúp bạn giảm bớt nỗi lo về các bệnh răng miệng

Uống c sủi có chữa nhiệt miệng được hay không 5

Khi lựa chọn thăm khám định kỳ tại Nha khoa Dr Công, bạn sẽ được các bác sĩ thăm khám, tư vấn một cách chi tiết nhất về răng miệng cũng như những phương thức điều trị phù hợp với bạn nhất.

Câu hỏi thường gặp về tình trạng nhiệt miệng

Nhiệt miệng kéo dài trong bao lâu?

Khi bị nhiệt miệng bạn sẽ cảm thấy đau đơn và sưng trong một thời gian, khiến cho bạn khó khăn trong việc ăn uống nhất là ăn các món mặn, cay nóng. Vết loét thường sẽ đau từ 5-7 ngày tùy người và có thể lành hoàn toàn sau 1 -2 tuần. Trường hợp các vết loét lớn thì có thể sẽ phải mất 3-4 tuần để mới có thể lành lặn hoàn toàn.

Vì sao nhiệt miệng gây đau?

Vết loét gây ra bởi nhiệt miệng là một vết thương ở bên trong miệng của bạn. Vì cơ chế sinh học bên trong miệng chứa đầy các enzym tiêu hóa và axit ăn vào vết loét nên gây ra phản ứng đau. Đau sưng là biểu hiện điển hình khi bị nhiệt miệng.

Nhiệt miệng ăn gì cho mau khỏi?

Để trị nhiệt miệng thì bạn cần ăn các món ăn có tính mát và vitamin để hỗ trợ tốt nhất để vết loét nhanh lành. Đồng thời, để giảm kích ứng cho đến khi vết loét lành lại thì cần ăn những thức ăn nhạt, mát. Cụ thể:

  • Thực phẩm chế biến từ sữa như sữa và pho mát
  • Rau đã nấu chín, đóng hộp hoặc đông lạnh.
  • Khoai tây nghiền có chứa sữa để tăng cường dinh dưỡng.
  • Trái cây, nấu chín hoặc đóng hộp.
  • Ngũ cốc nấu chín, mềm như kem lúa mì với sữa, bột yến mạch.
  • Thịt cắt nhỏ, nấu chín như thịt gà, thịt bò hoặc thịt lợn.
  • Các món trứng
  • Bơ đậu phộng nguyên chất
  • Súp nấu chín

Bạn có thể sử dụng các thực phẩm chứa Protein để đẩy nhanh việc lành vết thương do nhiệt miệng.

Trên đây là các thông tin mà Nha khoa Dr Công muốn chia sẻ đến bạn đọc về chủ đề nhiệt miệng và cách chữa trị. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm thông tin về thăm khám định kỳ, vui lòng liên hệ Hotline: 0988361108 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. Hoặc có thể đến trực tiếp phòng khám tại địa chỉ số 6B, Trần Hưng Đạo, Hà Nội vào khung giờ từ 8 am – 7 pm tất cả các ngày trong tuần để được chẩn đoán và tư vấn về bệnh chính xác hơn.

Share:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Tags:

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

0988 36 1108
Địa chỉ
Gọi trực tiếp
Chat FB
Chat Zalo
Bạn vui lòng chờ