Hotline :  0988361108  – Đ/C 6B Trần Hưng Đạo – Hà Nội
Thứ 2 - Chủ nhật

8:00 – 19:00

Liên Hệ với chúng tôi

Làm Thế Nào Khi Trẻ Chậm Mọc Răng? Lưu ý cho Bố Mẹ

Trẻ em là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Bất kỳ sự thay đổi khác thường nào cũng khiến cha mẹ lo lắng. Trong đó, bao gồm cả việc mọc răng muộn. Không có câu trả lời nào chính xác giải thích cho việc trẻ chậm mọc răng. Tuy nhiên, bài viết dưới đây Nha Khoa Dr Công sẽ trang bị cho bạn cách để ứng phó với tình huống trên.

Làm Thế Nào Khi Trẻ Chậm Mọc Răng

Trẻ thường mọc răng khi nào?

Thời điểm lý tưởng trẻ mọc chiếc răng đầu tiên đó chính là khoảng 6-8 tháng tuổi. Răng cửa hàm dưới sẽ là những chiếc răng mọc ra sớm nhất. Theo thời gian đến khoảng 30 – 35 tháng tuổi trẻ sẽ mọc đủ bộ 20 răng sữa. Trong đó, 10 răng ở hàm trên và 10 răng ở hàm dưới.

Làm Thế Nào Khi Trẻ Chậm Mọc Răng

Thứ tự mọc răng ở bé:

  • Từ tháng thứ 6: Bắt đầu mọc răng cửa hàm dưới
  • Tháng thứ 10: Mọc 2 răng cửa hàm trên
  • Tháng thứ 14: Hoàn thiện 2 răng cửa bên trên và 2 răng cửa bên dưới (răng liền kề răng cửa)
  • Tháng thứ 18: 2 răng cối sữa trên, 2 răng cối sữa dưới
  • Tháng thứ 22: 2 răng nanh trên, 2 răng nanh dưới (răng mọc giữa răng cửa bên và răng cối sữa)
  • Tháng thứ 26: Mọc thêm 2 răng số 5 trên và dưới (tổng 4 cái)
  • Tháng thứ 30: 20 chiếc răng sữa đã hoàn thiện. Bé có một nụ cười đầy răng xinh xắn.

Theo như những tiêu chuẩn mọc răng của bé như trên, nếu bé của bạn vào khoảng 13 tháng tuổi thì bé bị chứng mọc răng chậm. Không có gì chắc chắn cho việc bé chậm mọc răng là không có gì đáng lo ngại. Dưới đây là một số nguyên nhân cho các bậc phụ huynh tham khảo.

Quan tâm thêm: Vệ Sinh Răng Miệng Cho Trẻ Sơ Sinh Đúng Cách Tại Nhà

Nguyên nhân trẻ mọc răng chậm

Do di truyền:

Nếu như gia đình bạn có người cũng từng bị mọc răng chậm thì không nên quá lo lắng. Có lẽ tình trạng này chỉ do di truyền gây nên. Kiên trì theo dõi bác biểu hiện khác ở bé và cho bé đi khám nếu cảm thấy cần thiết.

Thời điểm sinh:

Đối với những em bé sinh nong (sinh không đủ tháng) thường sẽ mọc răng muộn hơn những bé sinh muộn hơn. Đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến răng các bé mọc chậm hơn bình thường.

Trẻ bị thiếu chất:

Trẻ em thiếu chất đặc biệt những chất quan trọng như Canxi hay vitamin D sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển mầm răng ở trẻ. Thiếu những chất này có thể do thói quen ăn uống và sinh hoạt. Mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung thêm chất cho bé.

Đôi khi, thiếu Canxi có thể do bé dung nạp quá nhiều Photpho. Chính vì vậy, cân đối lại chế độ dinh dưỡng cho bé không chỉ giúp bé phát triển khỏe mạnh mà còn giúp những chiếc răng mọc lên đúng thời điểm hơn. 

Làm Thế Nào Khi Trẻ Chậm Mọc Răng

Trẻ bị mắc bệnh:

Một diễn biến nguy hiểm khác các mẹ cần lưu ý khi răng trẻ mãi không mọc. Nhiều trường hợp nó là biến chứng của các căn bệnh nguy hiểm như hội chứng Down, rối loạn hoạt động tuyến yên,… Lúc này các bậc phụ huynh cần đến sự trợ giúp của bác sĩ để khám, chẩn đoán bệnh và có cách chữa trị kịp thời cho trẻ.

Nguyên nhân khác:

Nguyên nhân khác có thể kể đến như trẻ bị ngã, trẻ thường hay cắn gặm những vật cứng, nhọt. Những tác động lực mạnh gây đứt, hỏng dây chằng hỗ trợ răng mọc. Điều này khiến trẻ chậm mọc răng. Thậm chí bé không mọc được răng và cần có sự can thiệp từ bên ngoài.

Cách giải quyết vấn đề trẻ chậm mọc răng

Để giải quyết tình huống trên, thay vì tự mình suy đoán và lo lắng, các bậc phụ huynh hãy chủ động thực hành những cách trên để hỗ trợ thúc đẩy mọc răng của bé.

Cải thiện chế độ ăn uống

Câu hỏi đặt ra, trẻ trong giai đoạn này có bú sữa mẹ không? Và sữa mẹ có tốt không? Nếu câu trả lời một trong hai hoặc cả hai đều là “không” thì cần có những biện pháp khác bổ sung dinh dưỡng cho trẻ để cải thiện chất lượng “bữa ăn” của bé. 

Nếu trẻ đang bú mẹ, mẹ cần chịu khó ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng để có sữa tốt cho bé. Ngoài ra các mẹ cũng có thể bổ sung canxi hay các chất dinh dưỡng cho bé bằng viên uống (theo sự hướng dẫn của bác sĩ. 

Nếu trẻ đang bú bình, các mẹ cần xem lại loại sữa cho trẻ có đủ tốt hay không để thay thế những loại sữa phù hợp hơn. Ngoài ra, cho trẻ ăn đủ và đúng bữa giúp cải thiện chế độ ăn lành mạnh hơn cho bé.

Cải thiện thói quen sinh hoạt

Nên cho bé tắm nắng buổi sớm 1 lần một ngày vào buổi sáng sớm, giúp bổ sung Vitamin D và tiêu diệt vi khuẩn có hại trên da bé. Ánh nắng mặt trời cũng khiến tâm trạng bé hứng khởi hơn cải thiện chất lượng sống

Để xa tầm tay trẻ em những vật cứng, nhọn. Trông chừng và hạn chế bé gặm tay, vật thể lạ. Những lực tác động này dù lớn hay nhỏ cũng không tốt đến hàm bé, chúng dễ bị tổn thương.

Không nên để bé tự chơi, rơi, ngã hay va chạm mạnh vào thành giường, tủ, tường hay mặt đất… Giảm thiểu tối đa những tác động vật lý xảy khi bé còn nhỏ

Làm Thế Nào Khi Trẻ Chậm Mọc Răng

Thăm khám nha khoa chuyên nghiệp 

Mặc dù chăm sóc rất kỹ lưỡng nhưng bé vẫn chậm mọc răng. Lúc đó các mẹ hãy đưa bé đến các phòng khám nha khoa chuyên nghiệp để thăm khám, hỗ trợ tư vấn các vấn đề ở bé để kịp thời có biện pháp khắc phục và điều trị.

Hiện nay nhiều phòng khám còn mở rộng dịch vụ khám và tư vấn các vấn đề về răng cho trẻ sơ sinh. Trong đó phải kể đến Phòng khám Nha khoa Dr Công. Với thế mạnh về đội ngũ nhân sự dày dặn kinh nghiệm về sức khỏe răng miệng. Kết hợp với thiết bị y tế được đầu tư với công nghệ cao, hiện đại. Hỗ trợ gần như tất cả những vấn đề về răng cho tất cả các lứa tuổi.

Làm Thế Nào Khi Trẻ Chậm Mọc Răng

Các công đoạn, quy trình được thiết kế cho từng bệnh nhân công phu bài bản, mới mong muốn phục vụ khách hàng đến với phòng khám một cách tối ưu. Đem lại trải nghiệm tuyệt vời cho những ai đã từng đến khám. Là điểm khám chữa răng lý tưởng, Nha khoa Dr Công đang ngày một nhận về những phản hồi tích cực từ phía khách hàng.

Phòng khám có địa chỉ tại số 6B, Trần Hưng Đạo, Hà Nội, luôn mở cửa đón khách vào tất cả các ngày trong tuần. Giờ mở cửa 8h sáng, giờ đóng cửa 7h tối. Đừng quên số điện thoại phòng khám 0988361108. Liên hệ với phòng khám để giải đáp thắc mắc mọi lúc mọi nơi. 

Chăm sóc rất kỹ nhưng bé vẫn chậm mọc răng, thay vì chủ quan do di truyền các mẹ có thể đưa bé đến các phòng khám chuyên nghiệp để thăm khám và hỗ trợ tư vấn về các vấn đề ở bé.

Có thể bạn quan tâm: Cách Vệ Sinh Răng Miệng Cho Bé 8 Tháng Tuổi Tại Nhà

Share:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Tags:

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

0988 36 1108
Địa chỉ
Gọi trực tiếp
Chat FB
Chat Zalo
Bạn vui lòng chờ