Răng khôn gây nhiều tranh cãi bởi chức năng của nó thì chưa rõ ràng trong khi lại gây ra nhiều phiền toái. Có những người trải qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, răng khôn mọc lên nình thường nhưng cũng có những trường hợp răng khôn mọc lệch gây đau nhức, khó chịu. Đa số các nha sĩ đều khuyên nên nhổ răng khôn, nhưng vẫn có những câu hỏi được đặt ra như: nếu không nhổ răng khôn thì sai? Nha Khoa Dr Công sẽ giải đáp thắc mắc này giúp bạn trong bài viết dưới đây.
Không nhổ răng khôn có sao không?
- Hậu quả Không nhổ răng khôn?
- Nếu không nhổ răng khôn thì sao?
Sẽ không sao nếu răng khôn của bạn mọc nằm trong các trường hợp sau:
Răng khôn mọc thẳng:
Răng khôn khi mọc sẽ gây nên sự đau nhức vì chúng mọc lên tại thời điểm xương hàm đã ngừng phát triển, nhưng nếu mọc thẳng thì bạn không cần phải quá lo lắng.
Bạn không nhất thiết phải loại bỏ răng nếu chúng mọc thẳng và có đủ các điều kiện như:
- Răng hoàn toàn khỏe mạnh không gây tê, nhức
- Răng khôn có thể ăn khớp với răng đối diện không ảnh hưởng đến việc nhai cắn
- Răng khôn mọc lên đầy đủ và có thể vệ sinh hàng ngày như các loại răng khác
Răng khôn mọc ở trong hàm
Những chiếc răng khôn mọc ngầm trong xương hàm, chưa có bất cứ biến chứng gì nghiêm trọng thì cũng không cần thiết phải nhổ bỏ. Chiếc răng đó có thể sẽ nằm im trong xương hàm mãi mãi mà không phát sinh ra vấn đề gì.
Tuy nhiên, khi bạn thấy mình có dấu hiệu mọc răng khôn thì cần kiểm tra xem chiếc răng của mình có trú ngụ ngầm trong xương hàm hay không. Nên đi kiểm tra răng định kig 1 năm, 1 lần. Khi bạn đến các cơ sở nha khoa, nha sĩ sẽ chỉ định chụp phim tại chỗ để kiểm tra và kịp thời phát hiện có vấn đề gì thì sẽ tư vấn xử lý sớm nhất.
Nhiều nha sĩ cho rằng răng khôn mọc ngầm nên loại bỏ do chúng có khả năng hình thành các nang quanh thân răng, gây nên các loại bệnh u xương hàm. Tuy nhiên điều này không phải ai cũng gặp, cũng xảy ra.
Các trường hợp răng khôn cần loại bỏ: Bạn nên nhổ chúng khi có các trường hợp sau:
- Răng mọc gây đau đớn
- Không nhổ răng khôn mọc lệch dẫn đến viêm lợi chùm, viêm nha chu, rối loạn phản xạ và cảm giác
- Nhiễm trùng nhiều lần ở các mô mềm nằm phía sau chân răng trong cùng
- U nang (túi chứa dịch), có khối u tại vị trí răng mọc
- Tổn thương răng hàm số 7 lân cận như gây vỡ, sâu,… và mắc bệnh về nướu
- Răng khôn bị sâu do khó vệ sinh răng miệng
Xem thêm: Nhổ Răng Khôn Bao Nhiêu Tiền? Địa Chỉ Nhổ Uy Tín Tại HN
Niềng răng có phải nhổ răng khôn?
Việc nhổ răng khôn khi niềng răng hay không sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người khi bác sĩ kiểm tra. Cụ thể:
Trường hợp niềng răng không nhổ răng khôn khi răng khôn mọc đúng trên khung hàm, mọc thẳng không lệch, không sưng hay viêm. Phần cung hàm đủ rộng, người niềng răng trong độ tuổi 12-16 tuổi và đặc điểm răng thưa – nhỏ. Việc nhổ hay không nhổ răng khi niềng sẽ được bác sĩ xem xét kỹ hơn để đưa ra quyết định tốt nhất cho bạn.
Trường hợp niềng răng phải nhổ răng khôn khi chân răng có dấu hiệu bị mọc lệch khiến răng đâm vào má, đâm ngang, đâm vào răng số 7. Hoặc nhổ răng để tạo chỗ trống niềng răng, nhổ răng khôn sẽ mang lại tính thẩm mỹ cao hơn.
Răng khôn bị sâu có nên nhổ không?
Với những lỗ sâu nhỏ thì có thể hàn phục hồi đơn giản nên thay vì nhổ răng bạn cũng có thể thực hiện vài động tác hàn răng cơ bản là đã khôi phục được thành chiếc răng lành mạnh. Tuy vậy nếu lỗ sâu quá lớn, đã vào tủy gây những cơn đau buốt dữ dội, thì bạn nên nhổ chiếc răng khôn đó đi.
Trường hợp chiếc răng khôn đã bị viêm đau, mà thao tác cắt lợi trùm có thể cho kết quả bền vững thì bạn cũng có thể lựa chọn phương án cắt lợi trùm thay vì nhổ răng. Tùy thuộc vào các yếu tố chuyên môn liên quan tới tình trạng trạng của bạn, bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên và bạn quyết định có cắt lợi trùm hay không.
Với trường hợp này, bạn nên tới cơ sở nha khoa có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao như nha khoa Dr Công để được tư vấn phương án phù hợp nhất với tình trạng răng của mình nhé.
Thường nha sĩ sẽ lựa chọn giải pháp nhổ răng khôn khi mà răng khôn nằm quá sát cành lên xương hàm trên gây lệch khớp cắn, khi mặt ngoài răng khôn có quá ít lợi sừng hóa, tiểu phẫu cắt lợi khiến răng khôn mất hoàn toàn lợi sừng hóa dẫn đến những nguy cơ nguy hiểm mới về viêm nhiễm do nhai thức ăn, khi răng khôn không còn răng đối diện sẽ ngày càng trồi lên, răng đối diện sẽ tác động liên tục vào lợi của răng khôn phía dưới, răng bị sâu nặng, răng khôn gây nên các trở ngại cho khớp cắn…
Khi bác sĩ đã đưa ra những phân tích chi tiết, rõ ràng và cụ thể các ưu nhược điểm của mỗi giải pháp thì bạn hãy cần nhắc kĩ lưỡng để đưa ra lựa chọn chính xác nhé.
Bài viết trên là những kiến thức cơ bản mà nha khoa Dr Công gửi đến các bạn. Hy vọng bạn đã tìm được cho mình câu trả lời cho câu hỏi không nhổ răng khôn có sao không. Nếu bạn đang tìm một cơ sở nha khoa uy tín hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo hotline: 0988.36.11.08 hoặc gmail: drcongnhakhoa@gmail.com để được các nha sĩ có chuyên môn nhất tư vấn.
Có thể bạn quan tâm: