Hotline :  0988361108  – Đ/C 6B Trần Hưng Đạo – Hà Nội
Thứ 2 - Chủ nhật

8:00 – 19:00

Liên Hệ với chúng tôi

Hôi Miệng: Nguyên Nhân & Cách Chữa hơi Thở Có Mùi Hiệu Quả

Hôi miệng là chứng bệnh phổ biến khiến cho hơi thở có mùi hôi khó chịu. Tuy tình trạng này không ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nhưng lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của bạn. Hãy cùng Nha khoa Dr Công tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị triệt để hôi miệng qua bài viết sau đây nhé.

hôi miệng

Hôi miệng là tình trạng như thế nào?

Hôi miệng là chứng bệnh gây ra mùi hôi từ miệng khi hít thở. Dạng bệnh lý này khá phổ biến với tỷ lệ người mắc bệnh tương đối cao, chiếm đến 40% dân số Việt Nam.

hôi miệng

Tuy rằng, các chứng bệnh gây hôi miệng không gây ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng hơi thở có mùi “khó ngửi” sẽ làm người bệnh cảm thấy rất xấu hổ, rụt rè khi giao tiếp với người đối diện.

Tình trạng kéo dài sẽ khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng. Năng suất lao động của người bệnh vì vậy cũng bị ảnh hưởng nặng nề theo.

Xem thêm: Dịch vụ Điều trị áp xe răng hiệu quả giá rẻ tại hà nội

Nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến

Bệnh hôi miệng được đánh giá là căn bệnh khó chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tới nay người ta đã liệt kê được hơn 20 nguyên nhân khác nhau có thể gây ra hiện tượng hơi thở có mùi.

Các nguyên nhân gây hôi miệng được chia ra làm ba nhóm chính:

  • Nhóm do tác động từ bên ngoài
  • Nhóm do bệnh lý răng miệng
  • Nhóm do bệnh lý từ cơ thể

hôi miệng

Các nguyên nhân làm miệng bị hôi từ bên ngoài

  • Sử dụng thực phẩm có mùi

Sử dụng thực phẩm có mùi là một trong các nguyên nhân bên ngoài phổ biến khiến cho hơi thở có mùi.

Các loại thực phẩm có mùi nồng, hăng như: hành, tỏi, mắm tôm, cá hộp,… sẽ rất dễ để lại hơi thở có mùi sau khi ăn nếu không được vệ sinh răng miệng đúng cách.

Nguyên nhân gây hôi miệng do thực phẩm là dễ xử lý nhất trong các nguyên nhân. Chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ ngay sau ăn và kết hợp vài mẹo làm thơm miệng là được.

  • Hút thuốc lá, Rượu bia nhiều

Thuốc lá và rượu bia là các loại chất kích thích trong đó chứa nhiều thành phần hóa chất độc hại. Các thành phần trong rượu bia và thuốc lá còn khiến cho môi, răng, cổ họng và khoang miệng bị khô.

Hôi miệng

Vì vậy, thường xuyên sử dụng thuốc lá và bia rượu sẽ khiến hơi thở có mùi nặng hơn bình thường.

  • Hay uống cà phê

Tương tự như thuốc lá và rượu bia, cà phê cũng là một loại chất kích thích có khả năng gây mùi hôi miệng rất mạnh. Trong cà phê có chứa thành phần hương liệu khá cao.

Cafein có trong cà phê còn hạn chế sự hoạt động của tuyến nước bọt. Khi khoang miệng không có độ ẩm cần thiết sẽ khiến vi khuẩn gây mùi phát triển, dẫn đến mùi hôi miệng

  • Vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại phát triển mạnh mẽ trong khoang miệng.

Các vi khuẩn này sẽ làm nhiệm vụ phân hủy thức ăn còn sót lại trong khoang miệng. Quá trình phân hủy này tạo ra mùi hôi khó chịu trong miệng.

  • Mắc dị vật ở mũi (thường xảy ra ở trẻ em)

Mắc dị vật ở mũi là nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp ở trẻ em.

Sự xuất hiện dị vật trong khoang mũi khiến cho đường thở bị tắc nghẽn, bắt buộc trẻ phải hô hấp bằng đường miệng. Tạo ra mùi hôi nặng nề trong hơi thở khi trẻ thở ra.

  • Răng giả hoặc thiết bị niềng răng có vấn đề

Đôi khi mùi hôi miệng có thể lại do chính mão răng giả hoặc thiết bị niềng răng của bạn gây ra.

Nếu mão răng giả không được lắp sát sẽ tạo ra những kẽ hở. Thực phẩm sẽ kẹt lại trong các kẽ hơn và rất khó để vệ sinh sạch sẽ và gây ra mùi hôi khó chịu do quá trình phân hủy thức ăn còn sót trong khoang miệng.

Hôi miệng

Thiết bị niềng răng có mắc cài gần như chắc chắn sẽ làm mắc kẹt thức ăn trong các mắc cài. Do vậy người niềng răng phải vệ sinh thật cẩn thận và sạch sẽ sau khi ăn để tránh mùi hôi miệng.

Nguyên nhân làm hơi thở có mùi hôi từ bệnh lý răng miệng

  • Sâu răng

Sâu răng là nguyên nhân điển hình nhất gây hôi miệng trong các nguyên nhân từ bệnh lý răng miệng.

Vi khuẩn gây sâu răng tạo ra các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt răng. Theo mức độ phát triển của bệnh, các lỗ sâu sẽ rộng hơn và số lượng cũng tăng lên.

Khi đó thức ăn, mảng bám sẽ có cơ hội bám vào các tổn thương này. Cùng với sự phân hủy thức ăn của vi khuẩn, tình trạng sâu răng trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Hôi miệng

  • Khô miệng, khô lưỡi

Khô miệng, khô lưỡi có thể xuất phát từ việc chúng ta không bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể hàng ngày.

Hoặc cũng có thể xảy ra do bạn gặp vấn đề về rối loạn nội tiết tố, do tuyến bọt giảm khả năng tiết nước bọt hoặc do tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc,…

Tất cả những vấn đề này đều khiến cho khoang miệng không được cân bằng độ ẩm cần thiết, gây ra mùi hôi miệng như chúng ta đang gặp phải

  • Chế độ ăn kiêng (Đói bụng)

Chế độ ăn kiêng cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh hôi miệng.

Bởi khi ăn kiêng, cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết gây ra tình trạng thiếu hụt carbohydrate làm cho cơ thể tăng cường sản sinh ra chất xeton.

Xeton chính là thủ phạm gây hôi miệng khi chúng ta ăn kiêng hoặc khi để bụng đói trong thời gian dài.

Các nguyên nhân gây hôi miệng từ bên trong cơ thể

  • Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là bệnh lý khiến thức ăn, dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Thức ăn đang trong quá trình chuyển hóa cùng dịch vị dạ dày tạo ra mùi rất khó chịu và khi bị trào ngược lên sẽ khiến hơi thở bạn có mùi hôi.

Khi kết thúc trào ngược, những chất bẩn này có thể sẽ bám lại ở cổ họng hoặc kẽ răng. Nếu không được làm sạch sẽ tạo ra mùi hôi khi thở.

  • Viêm amidan

Viêm amidan là tình trạng amidan đang bị vi khuẩn và tác nhân gây bệnh tấn công. Trong quá trình ăn uống, một lượng nhỏ thức ăn sẽ bám lại ở các vị trí tổn thương trong hốc amidan. Lúc này thức ăn bám lại sẽ bị vi khuẩn tại đây phân hủy sinh ra mùi hôi miệng

  • Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng hôi miệng do bệnh lý. Mắc bệnh tiểu đường khiến cho nồng độ đường trong khoang miệng tăng cao hơn so với bình thường.

Hôi miệng

Nồng độ đường tăng cao sẽ thúc đẩy sự phát triển của các tác nhân gây mùi hôi miệng như: Nấm ký sinh, trùng roi, vi khuẩn,…Bởi vậy, bệnh tiểu đường có mối liên hệ mật thiết gây ra tình trạng hôi miệng mà người bệnh đang gặp phải

  • Tắc ruột

Tắc ruột khiến chất thải trong không được đào thải ra bên ngoài như bình thường. Khi đó chất thải bị tích tụ lại bên trong hệ tiêu hóa.

Mùi của chất thải sẽ đi ngược trở lại hệ hô hấp, dẫn đến mùi hôi miệng, thậm chí mùi hôi còn có thể tương tự như mùi phân.

  • Giãn phế quản

Giãn phế quản làm cho đường thở tích tụ nhiều đờm và dịch nhầy gây ra tình trạng nhiễm trùng. Khi đó, vi khuẩn có điều kiện phát triển mạnh mẽ tại đường thở gây ra mùi hôi khó chịu ở khu vực này.

Trong quá trình hô hấp, mùi hôi sẽ đi từ đường thở lên khoang miệng và thoát ra ngoài.Làm hơi thở của bệnh nhân có mùi rất ám ảnh.

  • Sự thay đổi nội tiết tố ở bà bầu

Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ mang thai dẫn đến hiện tượng tuyến nước bọt hoạt động kém, nước bọt ít hơn bình thường.

Nhất là trong khi ngủ, tuyến nước bọt không tiết đủ nước bọt cần thiết để giữ ẩm khoang miệng. Do đó sự thay đổi nội tiết ở phụ nữ mang bầu cũng là nguyên nhân gây ra hôi miệng.

Mẹo trị hôi miệng – hơi thở có mùi hôi tại nhà hiệu quả

Đánh răng ngay sau khi ăn:

Việc đánh răng sau khi ăn rất cần thiết giúp hạn chế tốt nhất các tác nhân gây bệnh. Sau khi ăn khoảng 30 phút, đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày để đạt được hiệu quả trong việc chữa bệnh.

hôi miệng

Dùng chỉ nha khoa sau khi ăn xong:

Việc đánh răng thông thường không thể loại bỏ được các mảng bám vi khuẩn trong kẽ răng. Chỉ nha khoa là một công cụ được bác sĩ nha khoa chỉ định dùng để loại bỏ hầu như những mảng bám trong kẽ răng

Làm sạch lưỡi:

Nhiều người có thói quen chải răng mà quên mất lưỡi cũng là một bộ phận cần làm sạch. Vì lưỡi là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn và là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Biểu hiện của việc vi khuẩn phát triển quá mức là lưỡi có màu mảng trắng. Việc làm sạch răng miệng và lưỡi rất tốt trong việc loại bỏ mùi hôi miệng khó chịu.

trị hôi miệng

Uống nước nhiều:

Cung cấp đủ nước cho cơ thể không những tốt cho sức khỏe mà còn rất tốt cho việc chữa bệnh hôi miệng. Đối với những người bị khô miệng mãn tính thì cần phải có sự can thiệp của các bác sĩ, kê đơn thuốc để kích thích việc tiết nước bọt hoặc chuẩn bị nước bọt nhân tạo.

Làm sạch dụng cụ nha khoa:

Nếu đang niềng răng hoặc răng giả thì cần phải làm sạch kỹ lưỡng một lần/ ngày để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn.

Có chế độ ăn uống hợp lý:

Người bị bệnh hôi miệng nên ăn nhiều thức ăn như rau xanh, hoa quả, tránh những loại như hành tây, tỏi, đồ ăn cay nóng, café…thực phẩm nhiều đường.

Tránh sử dụng thực phẩm nặng mùi

Hành và tỏi là hai món đứng đầu danh sách này, thậm chí  sau khi đánh răng cũng không thể loại bỏ được mùi của hành và tỏi trong khoang miệng của bạn. Do đó, để hạn chế hơi thở mùi hôi thì bạn nên hạn chế hoặc tốt nhất là không ăn hành và tỏi trước khi có cuộc hẹn ra ngoài.

Ngoài ra, để có hơi thở thơm tho, bạn cần giữ đường ruột khỏe mạnh bằng cách bổ sung thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn, như sữa chua, kim chi,…Vi khuẩn tốt sẽ lấn áp, giảm lượng vi khuẩn xấu gây hôi miệng.

Bỏ thói quen hút thuốc lá

Bên cạnh nguy cơ cao gây ung thư, hút thuốc còn có thể làm hỏng nướu, gây vàng ố răng và khiến hơi thở của bạn có mùi hôi.

Do đó, để loại bỏ mùi hôi trong hơi thở của bạn, bạn cần tập thói quen bỏ thuốc lá và tốt nhất là không nên sử dụng. Điều này vừa tốt cho sức khỏe của bạn vừa giúp cho hơi thở của bạn được cải thiện.

Nhai kẹo cao su thay cho kẹo bạc hà sau bữa ăn

Các vi khuẩn trong miệng rất ưa chuộng chất đường. Chúng sử dụng đường để tạo ra axit. Điều này làm mòn răng của bạn và gây hôi miệng. Vì vậy, cách khử mùi hơi thở hiệu quả là nhai kẹo cao su không đường. Kẹo cao su còn có công dụng loại bỏ thức ăn thừa trên răng, kháng khuẩn cho khoang miệng với xylitol.

Hơi Thở Có Mùi Hôi Do Đâu?

Chăm sóc răng miệng định kỳ:

Cao răng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng nhiều nhất. Do vậy việc lấy cao răng 2 lần / năm cũng là cách tốt cho hơi thở tránh khỏi mùi hôi khó chịu.

Đối với những bệnh nhân bị hôi miệng do một số bệnh lý thì phải điều trị dứt điểm những căn bệnh đó. Và cần tham khảo một số ý kiến từ các bác sĩ để có phương pháp chữa trị phù hợp nhất.

Trên đây, nha khoa Dr Công đã chia sẻ đến bạn các thông tin quan trọng về nguyên nhân gây hôi miệng, cách điều trị hôi miệng tại nhà hiệu quả. Nếu tình trạng hôi miệng của bạn kéo dài, khắc phục mãi không giảm thì có thể trực tiếp đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và tư vấn nhé.

Nha khoa Dr Công là một cơ sở nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm được cấp chứng chỉ của Bộ Y Tế. Tại đây, bạn sẽ được trải nghiệm cơ sở vật chất với các thiết bị nha khoa tiên tiến, vô trùng được nhập khẩu chính hàng từ các nước phát triển trên thế giới. Với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giúp bạn giảm bớt nỗi lo về các bệnh răng miệng

Khi lựa chọn thăm khám tại Nha khoa Dr Công, bạn sẽ được các bác sĩ thăm khám, tư vấn một cách chi tiết nhất về trường hợp của bạn cũng như những phương thức điều trị phù hợp với bạn nhất.

Nếu bạn cần tìm hiểu thêm thông tin về sức khỏe răng miệng, vui lòng liên hệ Hotline: 0988361108 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Hoặc có thể đến trực tiếp phòng khám tại địa chỉ số 6B, Trần Hưng Đạo, Hà Nội vào khung giờ từ 8 am – 7 pm tất cả các ngày trong tuần để được chẩn đoán và tư vấn chính xác hơn.

Share:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Tags:

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

0988 36 1108
Địa chỉ
Gọi trực tiếp
Chat FB
Chat Zalo
Bạn vui lòng chờ