Hotline :  0988361108  – Đ/C 6B Trần Hưng Đạo – Hà Nội
Thứ 2 - Chủ nhật

8:00 – 19:00

Liên Hệ với chúng tôi

Cứng Hàm Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Cứng hàm là tình trạng phổ biến thường gặp ở những người vừa mới nhổ răng, đồng thời thì đây cũng được biết đến là dấu hiệu cảnh báo về bệnh ung thư nguy hiểm. Vậy thực chất cứng hàm là gì? Nguyên nhân dẫn đến cứng hàm là do đâu? Triệu chứng biểu hiện như thế nào? Cách điều trị ra sao? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh cứng hàm!

Cứng hàm là gì? Triệu chứng như thế nào?

Cứng hàm thực chất là tình trạng mà các cơ nhai của hàm bị co lại và đi kèm với đó là bị viêm, từ đó khiến cho người bệnh không thể mở miệng hoàn toàn. Đồng thời ngay cả khi ăn uống cũng không thể mở to miệng. Ngoài ra nó còn có thể gặp phải nhiều vấn đề khác như: khó khăn khi ăn uống, khó nuốt, khó vệ sinh răng miệng hoặc gặp nhiều hạn chế trong việc giao tiếp, nói chuyện.

cứng hàm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Cứng hàm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Triệu chứng của cứng hàm biểu hiện thông qua:

  • Xuất hiện tình trạng đau nhức ở hàm, thậm chí là những cơn đau cũng sẽ xuất hiện cho dù cơ hàm không có sự chuyển động
  • Người bệnh gặp khó khăn hoặc cảm thấy không thoải mái khi phải thực hiện các hoạt động liên quan đến việc mở to miệng
  • Không thể nhai hoặc nuốt một số món ăn như: xương, thực phẩm cứng,…
  • Đi kèm với các triệu chứng trên là triệu chứng đau thắt bên trong hàm.

Xem thêm: Răng Thưa Hàm Dưới : Nguyên Nhân và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cứng hàm do đâu?

Theo các nghiên cứu đã chỉ ra, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tính trạng cứng hàm. Trong đó tiêu biểu là một số những nguyên do sau:

cứng hàm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cứng hàm do đâu?
  • Người bệnh từng gặp phải các chấn thương về cơ hàm như: gãy xương hàm, chịu phải va đập ở cơ hàm 
  • Người bệnh gặp phải tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm
  • Người bệnh mới thực hiện tiểu phẫu nhổ răng khiến cho phần xương hàm phải chịu một số chấn thương nhất định 
  • Ngoài ra thì việc xạ trị ung thư cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cứng hàm

Phương pháp điều trị cứng hàm hiệu quả?

Cứng khớp hàm thường là tình trạng tạm thời, thế nhưng nếu được điều trị sớm thì cơ hội phục hồi sẽ càng cao. Một số phương pháp điều trị cứng hàm bao gồm:

  • Sử dụng thiết bị kéo duỗi hàm: phương pháp này có thể giúp tăng độ mở miệng từ 5-10 mm.
  • Thuốc: Bác sĩ có thể đề nghị hoặc kê toa thuốc giãn cơ, các loại thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm. Trong một nghiên cứu đã chỉ ra, những người đã sử dụng thuốc chống viêm là prednisone (glucocorticosteroid) và diclofenac (thuốc chống viêm không steroid) sau khi nhổ răng khôn thường ít bị cứng hàm hơn so với những người chỉ dùng thuốc prednisone.
cung ham la gi nguyen nhan trieu chung va cach dieu tri 1
Phương pháp điều trị cứng hàm hiệu quả
  • Vật lý trị liệu: bao gồm mát xa mặt và kéo duỗi hàm.
  • Thay đổi chế độ ăn: chủ yếu ăn các loại thức ăn mềm cho đến khi các triệu chứng này được cải thiện.

Gợi ý một số biện pháp phòng ngừa cứng hàm

Bên cạnh các biện pháp y tế phía trên, việc áp dụng một số phương pháp tại nhà cũng có thể giúp giảm hoặc phòng ngừa được tình trạng cứng hàm này, ví dụ như:

  • Massage
  • Di chuyển hàm từ trái qua phải, giữ trong vài giây và sau đó lại tiếp tục di chuyển từ phải sang trái.
  • Di chuyển hàm thành một vòng tròn. Tạo 5 vòng tròn bên trái và 5 vòng tròn phía bên phải.
  • Mở miệng rộng hết mức có thể, giữ cho vị trí này để kéo duỗi hàm trong vài giây.
  • Kéo giãn cổ.
  • Tránh nghiến chặt hàm hoặc nghiến chặt răng.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở phía trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng hàm bị cứng, biết cách phòng ngừa nguy cơ này một cách hiệu quả nhất. Liên hệ với nha khoa Dr Công qua hotline 0988 36 1108 để được giải đáp mọi thắc mắc về sức khỏe răng miệng.

Quan tâm: Phẫu Thuật Cắt Chóp Răng Là Gì? Lợi Ích khi Cắt Chóp Răng

Share:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Tags:

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

0988 36 1108
Địa chỉ
Gọi trực tiếp
Chat FB
Chat Zalo
Bạn vui lòng chờ