Hotline :  0988361108  – Đ/C 6B Trần Hưng Đạo – Hà Nội
Thứ 2 - Chủ nhật

8:00 – 19:00

Liên Hệ với chúng tôi

Giải Đáp: Chữa Áp Xe Răng Có Được Bảo Hiểm Không?

Chữa áp xe răng có được bảo hiểm không? Áp xe răng là một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể gây nhiễm trùng huyết, mất răng, thậm chí là tử vong. Vậy Chữa áp xe răng có được bảo hiểm không? Chi trả bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

Chữa áp xe răng có được bảo hiểm không?

Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 21 Luật BHYT sửa đổi và bổ sung 2014, khám răng và điều trị các bệnh về răng miệng nằm trong nhóm đối tượng được BHYT chi trả:

a) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con

Một số bệnh răng miệng được BHYT chi trả là:

  • Sâu răng;
  • Nhổ răng, điều trị tủy răng, viêm nha chu, viêm răng, áp xe răng,…
  • Răng số 8 bị bệnh, mọc ngầm, mọc lệch,…
Chữa áp xe răng có được bảo hiểm không
Chữa áp xe răng có được bảo hiểm không?

Tuy nhiên, đối với những trường hợp niềng răng, bọc răng sứ hay trám răng thẩm mỹ,… sẽ không được cơ quan BHYT chi trả do đây là nhu cầu làm đẹp cá nhân.

Chữa áp xe răng có được bảo hiểm không? Câu trả lời là có được quỹ BHYT chi trả. Ngoài ra, hiện nay cũng có thêm những loại bảo hiểm sức khỏe khác có thể chi trả cho bệnh lý răng miệng. Tuy nhiên nó cũng chỉ bao gồm các trường hợp trên.

Chữa áp xe răng có bảo hiểm y tế được giảm bao nhiêu

Theo các quy định của Luật BHYT hiện hành, chữa áp xe răng được hưởng bảo hiểm y tế với mức từ 40% – 100% tùy thuộc vào mức độ bệnh lý răng miệng nặng hay nhẹ. Bên cạnh đó, việc bạn khám và chữa ở đâu cũng ảnh hưởng đến mức chi trả của BHYT.

Trường hợp bệnh nhân được khám và chữa răng đúng tuyến, quỹ BHYT sẽ chi trả từ 80% – 100% dựa theo các nhóm đối tượng được nêu trong khoản 3 Điều 12 Luật BHYT sửa đổi và bổ sung năm 2014.

Còn lại đối với những trường hợp chữa trị trái tuyến, chuyển tuyến thì sẽ được hưởng từ 40% – 70%, các tuyến trên sẽ là tuyến tỉnh và tuyến trung ương.

Chữa áp xe răng có được bảo hiểm không
Chữa áp xe răng có bảo hiểm y tế được giảm bao nhiêu

Áp xe răng là bệnh gì?

Chữa áp xe răng có được bảo hiểm không?

Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng răng miệng nặng do các vi khuẩn có hại tích tụ tạo nên mảng bám quanh răng. Từ đó gây nên những ổ viêm, có mủ ở phần chân răng hoặc nướu răng. Áp xe răng cũng có thể xảy ra khi răng bị chấn thương, sứt mẻ và khiến cho men răng bị vỡ. Lúc này vi khuẩn sẽ len lỏi vào tủy răng, gây ra tình trạng nhiễm trùng răng. Những ổ viêm không chỉ sưng đỏ mà còn có thể gây ra các cơn đau dữ dội cho người bệnh.

Biểu hiện của áp xe răng có thể dễ dàng phát hiện ra, đó là:

  • Khu vực mô mềm quanh răng bị sưng tấy, mưng mủ, và ửng đỏ. Các ổ viêm có thể gây ra những cơn đau khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
  • Hơi thở có mùi hôi, mặc dù đã súc miệng thường xuyên nhưng cũng không thể loại bỏ được tình trạng hôi miệng.
  • Răng dễ bị ố màu, lỏng lẻo và nhạy cảm hơn so với bình thường.
  • Xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng và chảy máu nghiêm trọng khi đánh răng.
  • Gặp phải nhiều bất tiện trong việc mở miệng ăn uống, nói chuyện do các ổ viêm trở nên sưng to và đau nhức.
  • Gây ra những cơn sốt, mặt bị sưng và nổi hạch ở dưới hàm, dưới cổ.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng áp xe răng đó là do cách vệ sinh răng miệng không đúng khiến cho các mảng bám và vi khuẩn sinh sôi phát triển gây ra các ổ viêm. Bên cạnh đó, sâu răng khi không được điều trị sớm cũng có thể khiến cho vi khuẩn tồn tại ngay trong răng và nướu. Lâu ngày nó sẽ gây ra độc tố khiến cho khu vực quanh răng bị mưng mủ, tổn thương xương hàm.

Áp xe răng có thể biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí là đe dọa tới tính mạng. Do đó khi có các biểu hiện kể trên đây, bạn cần tới ngay các cơ sở nha khoa uy tín để được điều trị đúng cách và kịp thời.

Điều trị áp xe răng như thế nào để đạt hiệu quả

Thăm khám lâm sàng sẽ giúp chúng ta xác định được dễ dàng tình trạng áp xe răng. Một số trường hợp để có thể chẩn đoán mức độ áp xe cũng như định hướng điều trị, dẫn lưu mủ. Các bác sĩ sẽ phải tiến hành xem xét chụp X-quang răng.

Tùy vào các vị trí và mức độ áp xe răng mà bác sĩ sẽ điều trị bằng những phương pháp khác nhau. Nguyên tắc là cần loại bỏ các ổ nhiễm trùng, bảo tồn răng, phòng ngừa biến chứng cũng như điều trị các nguyên nhân tránh tái phát.

Điều trị cấp

Chữa áp xe răng có được bảo hiểm không

Đầu tiên là cần loại bỏ mủ áp xe tránh tình trạng sưng viêm nặng ảnh hưởng đến các mô cơ ở xung quanh. Một thủ thuật trích răng nhỏ sẽ được tiến hành để thoát dịch, làm sạch các vi khuẩn gây bệnh ở những vị trí răng nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, kháng sinh cũng có vai trò vô cùng quan trọng để có thể hỗ trợ hệ miễn dịch tiêu diệt vi khuẩn và tránh tình trạng áp xe tiến triển.

Các thuốc hỗ trợ điều trị như: giảm đau, kháng viêm, thuốc bổ nâng cao thể trạng,… cũng cần được dùng trong một số trường hợp cụ thể.

Điều trị tận gốc

Sau khi dẫn lưu mủ, triệu chứng đau đớn đã giảm bớt, tuy nhiên cần phải tiếp tục điều trị để loại bỏ nguyên nhân tránh nhiễm trùng tái phát. Điều trị tủy, lấy vôi răng, gắp mảnh răng vỡ và xử lý mặt gốc của răng sẽ được các bác sĩ nha sĩ thực hiện. Tuy nhiên đối với các trường hợp nặng, không thể điều trị bảo tồn thì răng bị bệnh thì sẽ cần nhổ bỏ.

Sau điều trị áp xe răng, bệnh nhân cũng cần tái khám định kỳ để có thể kiểm tra, lấy vôi răng 6 tháng 1 lần nhằm phòng ngừa bệnh tái phát

Để được hỗ trợ cung cấp thông tin và tư vấn miễn phí, vui lòng liên hệ: 0988 36 1108

Share:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Tags:

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

0988 36 1108
Địa chỉ
Gọi trực tiếp
Chat FB
Chat Zalo
Bạn vui lòng chờ