Hotline :  0988361108  – Đ/C 6B Trần Hưng Đạo – Hà Nội
Thứ 2 - Chủ nhật

8:00 – 19:00

Liên Hệ với chúng tôi

Bà Bầu Bị Áp Xe Răng Phải Làm Sao? Có Nguy Hiểm Không?

  • Bà bầu bị áp xe răng phải làm sao?
  • Có thai áp xe răng có nguy hiểm không?
  • Có bầu bị áp xe răng có điều trị được không?

Đây chính là các thắc mắc mà nhiều chị em quan tâm trong quá trình mang thai mà chẳng may bị áp xe chân răng. Hiểu được vấn đề đó, trong bài viết này, Nha khoa Dr Công sẽ chia sẻ đến bạn các kiến thức về nha khoa áp xe răng với bà bầu cũng như những lưu ý cho đối tượng bà bầu khi bị áp xe răng. Hãy cùng theo dõi nhé!

Áp xe răng khi mang thai do đâu?

Áp xe răng tình trạng mô nướu hoặc chân răng xuất hiện túi mủ. Được xem là bệnh lý nha khoa mức độ nặng và cần được điều trị sớm. Nguyên nhân gây áp xe răng ở bà bầu thường là do sâu răng hoặc viêm nha chu trong thời gian dài và không được điều trị đúng cách.

Nhất là đối tượng lại là người đang mang thai, giai đoạn mà nội tiết tố estrogen và progesterone có sự thay đổi đột ngột sức đề kháng suy yếu nên vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để phát triển và tấn công gây viêm nhiễm.

Bà Bầu Bị Áp Xe Răng Phải Làm Sao?

Áp xe răng ở phụ nữ mang thai còn do các nguyên nhân chủ yếu sau:

Vệ sinh răng miệng kém

Đây là nguyên nhân chủ yếu không riêng gì ở phụ nữ mang thai. Vấn đề vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây sâu răng và viêm nướu, nặng hơn là tạo thành túi mủ.

Hệ thống miễn dịch suy giảm

Trong giai đoạn mang thai, các mẹ bầu rất nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh, đồng thời hệ thống miễn dịch của cơ thể giảm sút hơn bình thường do hệ thống tế bào miễn dịch tập trung giữ bào thai, bảo vệ tử cung, ngăn ngừa viêm nhiễm. Với điều kiện như vậy sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công như viêm amidan, viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm,…

Đặc biệt, tình trạng này còn làm răng lượng vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa, điển hình là áp xe răng ở bài bầu.

Thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu

Bà bầu bị áp xe răng có thể do thiếu hụt dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bởi giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần bổ sung hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết và đầy đủ cho cả mẹ và thai nhi. Nếu mẹ bầu có chế độ ăn uống không hợp lý, không lành mạnh hay thiếu khoa học sẽ dẫn đến thiếu hụt các chất và vitamin thiết yếu.

Áp xe răng khi mang thai do đâu?

Việc thiếu các dưỡng chất cũng ảnh hưởng làm tăng nguy cơ bị áp xe răng, sâu răng, viêm nha chu hoặc chảy máu chân răng.

Do ảnh hưởng của bệnh tiểu đường thai kỳ

Một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến áp xe răng ở phụ nữ mang thai có thể là do ảnh hưởng của bệnh tiểu đường. Đây là dạng bệnh lý rối loại hoạt động dung nạp glucose xảy ra trong giai đoạn mang thai. Các triệu chứng của bệnh lý này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi.

Bệnh lý tiểu đường này dẫn đến lượng đường huyết tăng cao, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng ở phụ nữ có thai. Làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nha chu và nặng hơn có thể bị áp xe răng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời.

Ngoài ra, áp xe răng ở phụ nữ có thai còn có thể do một số nguyên nhân khác như đánh răng quá mạnh khiến răng và nướu tổn thương, do uống ít nước dẫn đến vi khuẩn dễ dàng phát triển gây mủ. Mặt khác, với những ai bầu bị suy giảm hệ miễn dịch, làm răng giả, mang thai khi nhiều tuổi, gia đình có tiền sử áp xe răng, do chấn thương, hấp thụ dinh dưỡng kém,… sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến áp xe răng.

Tham khảo: Trẻ Bị Áp Xe Răng Phải Làm Sao? Áp Xe Răng Sữa Có Nên Nhổ?

Bà bầu bị áp xe răng có nguy hiểm không?

Với tình trạng bị áp xe răng trong giai đoạn mang thai, theo bác sĩ chuyên khoa thì tình trạng này có thể khắc phục được và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Điều này chỉ được khi mẹ bầu thăm khám nha khoa, có cách điều trị và chăm sóc răng miệng đúng cách.

Trường hợp nếu chủ quan khiến cho tình trạng áp xe răng nặng hơn thì có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm như:

Ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi

Tình trạng đau nhức, sưng viêm nướu rưng gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống, hấp thụ dưỡng chất. Từ đó khiến cho mẹ bầu suy nhược, mệt mỏi và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi do không cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu.

Áp xe răng ở bà bầu có nguy hiểm không

Răng lân cận bị nhiễm trùng

Lúc này, vi khuẩn trong ổ áp xe răng có xu hướng lan rộng ra các vùng răng xung quanh dẫn đến viêm mô tế bào. Điều này có thể gây ra tình trạng áp xe ở sàn miệng, vòm họng, vùng dưới lưỡi và hàm của mẹ bầu.

Tăng nguy cơ viêm xoang hàm

Trường hợp áp xe răng khởi phát hàm trên, tình trạng viêm nhiễm có thể lan rộng đến vùng xoang hàm và gây viêm nhiễm. Biến chứng viêm xoang hàm có thể gây ứ mủ, sưng mô xoang, làm chậm quá trình dẫn lưu.

Mất răng

Mất răng là tình trạng biến chứng nặng nhất khi bị áp xe răng ở mẹ bầu hay với người bình thường. Khi các ổ áp xe phát triển, vi khuẩn có thể phá hủy toàn bộ chân răng và các cơ quan lân cận như mô nướu, xương ổ răng, dây chằng,…khiến răng bị lung lay, hư tổn nghiêm trọng khó có thể khôi phục.

Ngoài ra, bị áp xe răng khi mang thai có thể gây các biến chứng nguy hiểm đến thai nhi như thấp khớp, viêm nội mạc, nhiễm trùng não, sinh non, bị sâu răng bẩm sinh, viêm vòm họng,…

Triệu chứng bị áp xe ở bà bầu

Triệu chứng phổ biến của người bị áp xe răng đó là đau nhức, ê buốt bùng phát đột ngột và dữ dội tại vùng nướu chân răng.

Bà Bầu Bị Áp Xe Răng Phải Làm Sao?

Ngoài ra, bệnh lý áp xe răng ở bà bầu còn có các biểu hiện như:

  • Đau nhức khởi phát ở nướu hoặc răng bị ảnh hưởng, cơn đau có xu hướng lan rộng ra hàm, tai và cổ vùng bị áp xe răng.
  • Mặt bị đỏ và sưng
  • Răng mềm và dễ bị lung lay
  • Phần mô nướu bị sưng căng và có màu đỏ hồng
  • Nhạy cảm với đồ uống, thức ăn nóng hoặc lạnh
  • Vị giác giảm sút không nhạy bén, hơi thở có mùi hôi.
  • Bị sưng hạch bạch huyết tại vùng cổ hoặc hàm, sốt.
  • Đau răng mỗi lần nhai, ăn uống khó khăn.
  • Bà bầu bị áp xe răng thường có cảm giác mệt mỏi, cáu gắt, cơ thể suy nhược.

Bà bầu bị áp xe răng phải làm sao? Cách điều trị hiệu quả

Cần thăm khám và điều trị kịp thời nếu phát hiện các dấu hiệu bị áp xe răng khi mang thai nhằm ngăn ngừa các biến chứng nặng nề hơn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Căn cứ vào mức độ bệnh lý để đưa ra biện pháp điều trị phù hợp, hạn chế xâm lấn tối thiểu trong giai đoạn này.

Sau đây là các cách chữa áp xe răng án toàn khi mang thai bạn có thể tham khảo:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Trường hợp bị áp xe răng khi mang thai ở mức độ nhẹ, mới khởi phát có thể khắc phục bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách. Bạn cần có thói quen xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày để điều trị bệnh lý nha khoa trong thời kỳ mang thai.

Cách vệ sinh răng miệng cho bà bầu bị áp xe răng

Bà bầu nên chuyên cần đánh răng 2 lần/ngày, sử dụng chỉ nha khoa lấy thức ăn dắt kẽ răng và súc nước muối hoặc nước súc miệng để làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn chặn viêm nhiễm hiệu quả.

Lưu ý lựa chọn bàn chải đánh răng có đầu chải mềm mại, kích thước mặt chải nhỏ để tránh làm tổn thương mô nướu răng khi đánh răng.

Áp dụng các mẹo dân gian cải thiện bệnh lý

Với các mẹ bầu là đối tượng nhạy cảm nên không thể dùng các cách điều trị bằng thuốc thông thường mà tốt nhất nên chữa áp xe răng bằng các phương pháp dân gian từ các nguyên liệu tự nhiên. Đảm bảo lành tính, an toàn, hạn chế tác dụng phụ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho các trường hợp tổn thương viêm nhiễm ở dạng nhẹ.

Một số cách chữa áp xe răng cho bà bầu từ các nguyên liệu tự nhiên đó là:

  • Sử dụng mật ong nguyên chất 

Mật ong giúp sát trùng, kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên nhờ đó làm dịu cơn đau nhức, sưng viêm, đồng thời làm sạch khoang miệng hiệu quả.

Cách dùng: Dùng tăm bông lấy mật ong rồi bôi lên vị trí bị áp xe răng sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Để như vậy khoảng 15 phút rồi súc lại với nước sạch. Có thể áp dụng 2-3 lần/ngày để cải thiện bệnh lý.

  • Sử dụng nước cốt chanh

Trong nước cốt chanh có chứa hàm lượng acid citric, vitamin C vừa có công dụng làm sạch khoang miệng, sát khuẩn hiệu quả vừa hỗ trợ ức chế vi khuẩn gây viêm nhiễm gây áp xe hiệu quả.

chữa bà bầu bị áp xe răng bằng phương pháp dân gian

Cách làm: Lấy nước cốt chanh, pha thêm ít muối và khuấy đều rồi bôi lên vùng đang bị áp xe răng sau khi vệ sinh miệng sạch sẽ. Để như vậy sau vài phút rồi súc lại với nước sạch.

  • Chữa áp xe răng khi mang thai bằng túi trà

Đắp túi trà lên vùng bị áp xe răng là cách an toàn hiệu quả để chữa áp xe răng ở mẹ bầu. Có công dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm sạch khoang miệng, giúp làm dịu tình trạng đau nhức, khó chịu, ngăn ngừa áp xe lan rộng.

Cách làm: Lấy túi trà sau khi hãm trà để nguội đắp lên vùng bị áp xe răng, giữ tầm 5 phút rồi lấy ra và súc lại bằng nước sạch.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

Như đã nói thì áp xe răng xảy ra ở người đang mang thai có thể từ nguyên nhân thiếu hụt dưỡng chất cần thiết. Nếu trầm trọng còn có thể dẫn đến suy giảm sức đề khánh, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, để việc điều trị bệnh lý áp xe răng hiệu quả bạn cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Chế độ ăn cho bà bầu bị áp xe răng

Điển hình là bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa hàm lượng lớn Vitamin C từ quýt, cam, chanh, bưởi, nho, lựu, táo, dâu tây, ổi,…Giúp tăng sức đề khánh của mô nướu răng, hạn chế viêm nhiễm xảy ra. Thêm vào đó, là các thực phẩm giàu Canxi như tôm, cua, sữa, phô mai, sò, cá, nghêu,…khoáng chất cần thiết cho bà bầu Hoặc có thể sử dụng các viên uống bổ sung canxi theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu khoáng, vitamin, các acid amin, chất chống oxy hóa,…giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại các tác nhân gây ra bệnh.

Điều trị tại nha khoa

Với các trường hợp áp xe răng nặng thì mẹ bầu không nên chủ quan và cần kịp thời thăm khám và điều trị tránh gây biến chứng nguy hiểm. Các bác sĩ chuyên môn sẽ theo dõi và tư vấn cho bạn phương án điều trị khối áp xe một cách hiệu quả.

Thông thường, bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp dẫn lưu, vệ sinh, sát trùng và làm sạch ổ áp xe răng. Hoặc căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh để bác sĩ chỉ định một số loại thuốc uống hoặc tiêm để cải thiện tình trạng bệnh lý.

Thăm khám nha khoa với bà bầu áp xe răng

Lưu ý với phụ nữ mang thai có thể gây các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc Tây điều trị. Do đó, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định bác sĩ về liều lượng, tần suất và thời gian sử dụng.

Nha khoa Dr Công luôn nhiệt tình tư vấn và thăm khám bất kỳ trường hợp nào mà mẹ bầu đang mắc phải về răng miệng. Đội ngũ bác sĩ tại đây sẽ luôn lắng nghe, quan tâm và hướng dẫn bạn cách điều trị bệnh lý nha khoa áp xe răng một cách hiệu quả nhất.

Nếu bạn còn có thắc mắc nào liên quan đến vấn đề bà bầu bị áp xe răng thì hãy liên hệ với nha khoa Dr Công thông qua Hotline:  0988361108 để được tư vấn giải đáp sớm nhất nhé!

Share:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Tags:

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

0988 36 1108
Địa chỉ
Gọi trực tiếp
Chat FB
Chat Zalo
Bạn vui lòng chờ