Hotline :  0988361108  – Đ/C 6B Trần Hưng Đạo – Hà Nội
Thứ 2 - Chủ nhật

8:00 – 19:00

Liên Hệ với chúng tôi

Áp Xe Răng Uống Thuốc Gì? Kháng Sinh Nào Điều Trị Áp Xe Răng?

Chữa Áp Xe Răng bằng thuốc khi nào? Và cần uống thuốc gì để chữa áp xe răng an toàn? Đây là các thắc mắc thường gặp của người bệnh khi đang bị áp xe răng. Ngoài các phương án điều trị nha khoa thích hợp thì vấn đề áp xe răng uống thuốc gì hay là kháng sinh điều trị áp xe răng gồm những loại nào đang rất được quan tâm. Hãy cùng Nha Khoa Dr Công tìm lời giải trong bài viết này nhé!

Dùng thuốc chữa áp xe răng khi nào?

Các nha sĩ điều trị các trường hợp bệnh nhân bị áp xe răng thường chỉ định dùng các loại kháng sinh điều trị áp xe răng trong các trường hợp bị nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc đang có dấu hiệu lây lan.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị áp xe răng. Thay vào đó, bác sĩ sẽ tùy vào từng trường hợp của bệnh nhân để quyết định có thể dẫn lưu áp xe hoặc điều trị tủy răng, nhổ bỏ răng bị nhiễm nặng.

Áp Xe Răng Uống Thuốc Gì?
Dùng thuốc chữa áp xe răng khi nào?

Các loại thuốc kháng sinh áp xe răng thường không được chỉ định trừ khi thật sự cần thiết. Điển hình trong các trường hợp sau:

  • Các đối tượng bị nhiễm trùng răng miệng nặng
  • Bị nhiễm trùng có dấu hiệu lây lan ra các bộ phận khác trong khoang miệng, họng, tai.
  • Trường hợp bệnh nhân có hệ thống miễn dịch bị suy yếu.

Chính vì vậy, thuốc kháng sinh dùng cho điều trị áp xe răng thường được bác sĩ chỉ định phù hợp theo từng loại vi khuẩn gây nhiễm trùng răng miệng cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.

Quan tâm: Áp Xe Răng Khôn Nguy Hiểm Không? Nên Nhổ Răng Khôn Bị Áp Xe?

Áp xe răng uống thuốc gì?

Như đã nói ở trên thì thuốc dùng trong điều trị áp xe răng thường là thuốc kháng sinh. Vậy thuốc kháng sinh điều trị áp xe răng gồm những loại nào? Áp xe chân răng uống thuốc gì, điều này còn phụ thuộc vào cơ địa cũng mức độ sưng tấy, viêm nhiễm của từng người. Phổ biến với các loại thuốc kháng sinh sau:

Nhóm Penicillin

Nhóm Penicillin (Amoxicillin) là dạng thuốc kháng sinh phổ biến được chỉ định dùng trong điều trị các vấn đề liên quan đến răng miệng, nhất là áp xe chân răng, nướu răng. Các nha sĩ thường sẽ khuyên người dùng Amoxicillin kết hợp với Axit Clavulanic, giúp oại bỏ các vi khuẩn cứng đầu khá hiệu quả.

Thuốc điều trị áp xe răng Nhóm Penicillin
thuốc điều trị áp xe răng

Liều dùng: 

  • Amoxicillin: Sử dụng 500 miligam sau mỗi 8 giờ hoặc 1.000 mg mỗi 12 giờ tùy trường hợp.
  • Amoxicillin kết hợp Axit Clavulanic: Sử dụng 500 – 2.000 miligam sau mỗi 8 giờ hoặc 2.000 miligam sau mỗi 12 giờ tùy trường hợp.

Tuy nhiên, một số vi khuẩn cứng đầu có thể kháng lại nhóm thuốc Penicillin khiến cho việc điều trị khó khăn hơn. Mặt khác, Penicillin là nhóm kháng sinh dễ gây dị ứng nên lưu ý với nhưng người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc để bác sĩ biết.

Giá bán của một số kháng sinh Penicillin:

  • Augmentin 1g (875 mg amoxicilin và 125 mg acid clavulanic) giá khoảng 293.000 đồng/hộp 14 viên
  • Ampicillin Domesco 500mg giá khoảng 98.000 đồng/hộp 100 viên
  • Opsen (Penicilin V 1.000.000 IU) giá khoảng 1.500 đồng/viên

Thuốc kháng sinh áp xe răng Azithromycin

Azithromycin là một dạng thuốc kháng sinh với khả năng chống lại vi khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của chúng.  Nhóm thuốc này có thể đem lại hiệu quả trong một số trường hợp áp xe quanh chân răng không ổ và có ổ, thường được chỉ định cho những người bị dị ứng với nhóm thuốc Penicillin hoặc các trường hợp không đáp ứng các loại thuốc khác như Clindamycin.

Thuốc kháng sinh áp xe răng Azithromycin
Thuốc điều trị áp xe răng

Liều dùng: Kháng sinh Azithromycin được khuyến cáo dùng 500mg sau mỗi 24 giờ và sử dụng tối đa trong 3 ngày liên tiếp.

Giá bán: Giá 1 hộp khoảng 45.000đ, tùy vào từng nhà thuốc giá có thể có sự chệnh lệch.

Thuốc chữa áp xe răng Clindamycin

Thuốc điều trị áp xe răng Clindamycin chỉ định để chống lại các vi khuẩn truyền nhiễm, điều trị áp xe trong các trường hợp vi khuẩn kháng với thuốc kháng sinh thuộc nhóm Penicillin hoặc người bệnh bị dị ứng với các thành phần có trong Penicillin.

Liều dùng: Kháng sinh Clindamycin được chỉ định sử dụng 300 – 600mg sau mỗi 8 giờ. Có thể thay đổi tùy theo trường hợp.

Giá bán: khoảng 100.000 đ/hộp. Tùy theo nhà bán có thể có sự chệnh lệch.

Thuốc kháng sinh Metronidazol

Metronidazol là một loại thuốc kháng sinh điều trị áp xe răng được phát triển dưới dạng thuốc chống ký sinh trùng. Tuy nhiên, loại thuốc này không phổ biến và không được ưu tiên lựa chọn bởi thuốc không phù hợp với tất cả mọi người.

Thuốc kháng sinh Metronidazol
Thuốc điều trị áp xe răng

Liều dùng: Sử dụng  500 – 600mg sau mỗi 8 giờ.

Giá bán: Thuốc metronidazol 250 mg có giá 21.000 đ/hộp 10 vỉ x 10 viên

Thuốc giảm đau kháng viêm không NSAIDs

Trong một sô trường hợp thì bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm không NSAIDs – dạng thuốc giảm đau kháng viêm không steroid. Điển hình với cá loại như:

  • Celecoxib: Celebrex,…
  • Ibuprofen: Brufen, Gofen,…
  • Meloxicam: Mobic,…
  • Etoricoxib: Arcoxia,…

Nhóm thuốc này cho hiệu quả giảm đau nhanh chóng tại vùng răng bị tổn thương, giúp giảm sưng, viêm và đẩy nhanh việc lành vết thương. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây tác dụng phụ cho hệ tiêu hóa hoặc tim mạch khi sử dụng không đúng cách.

Có một số trường hợp bác sĩ có thẻ kê thuốc NSAIDs kết hợp với Paracetamol để tăng hiệu quả giảm đau.

Thuốc kháng viêm Lysozyme Chloride

Trong vài trường hợp, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc điều trị áp xe răng Lysozyme Chloride. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén với hàm lượng 900mg và sử dụng theo đường uống giúp ức chế vi khuẩn gram dương, cải thiện hệ miễn dịch. Đồng thời thuốc ức chế histamine làm giảm hiện tượng sưng viêm ở chân răng.

Liều dùng:

  • Người lớn: Sử dụng 90mg x 2 – 3 lần 1 ngày.
  • Trẻ em: Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: Bà Bầu Bị Áp Xe Răng Phải Làm Sao? Có Nguy Hiểm Không?

Thuốc chữa áp xe răng có gây tác dụng phụ không?

Khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị áp xe răng giúp loại bỏ nhiễm trùng nhưng những loại thuốc này có thể cũng sẽ tiềm ẩn những tác dụng phụ không mong muốn đến người bệnh. Một số tác dụng phụ phổ biến mà thuốc kháng sinh gây ra đó là:

  • Chóng mặt, buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Mất vị giác khi ăn uống.
Tác dụng phụ của thuốc điều trị áp xe răng
Thuốc chữa áp xe răng có gây tác dụng phụ không?

Trong trường hợp người bệnh cảm thấy buồn nôn chóng mặt sau khi sử dụng thuốc kháng sinh điều trị áp xe răng trên thì bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống để cải thiện. Tránh các thức ăn nóng kích thích dạ dày. Còn nếu bị tiêu chảy bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để có phương án xử lý kịp thời. Bởi đây là tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa và dẫn đến nhiễm trùng khác.

Sử dụng thuốc chữa áp xe răng cần lưu ý những gì?

Khi sử dụng thuốc điều trị áp xe răng, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho quá trình điều trị:

  • Chỉ sử dụng thuốc sau khi được bác sĩ thăm khám và kê đơn
  • Không dùng thuốc theo đơn của các bệnh nhân khác.
  • Uống thuốc theo đúng liều lượng đã được bác sĩ chỉ định trước đó.
  • Không tự ý ngưng thuốc điều trị một cách đột ngột, đặc biệt là thuốc kháng sinh bởi điều này có thể gây nhờn thuốc.
  • Người bệnh cần đọc kỹ và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe cũng như đạt được kết quả điều trị tối ưu.
  • Nếu kết thúc toa thuốc mà tình trạng bệnh vẫn chưa cải thiện triệt để, hãy thái khám và tiếp tục điều trị theo chỉ định của bác sĩ cho tới khi khỏi hẳn.
  • Cần chú ý đến chế độ ăn uống sinh hoạt và chăm sóc răng miệng trong quá trình điều trị để đạt hiệu quả hồi phục nhanh chóng.

Trên đây, Nha khoa Dr Công đã chia sẻ đến bạn đọc vấn đề áp xe răng uống thuốc gì? Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc điều trị áp xe răng bằng thuốc có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời qua Hotline: 0988361108 nhé!

Share:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Tags:

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

0988 36 1108
Địa chỉ
Gọi trực tiếp
Chat FB
Chat Zalo
Bạn vui lòng chờ