Hotline :  0988361108  – Đ/C 6B Trần Hưng Đạo – Hà Nội
Thứ 2 - Chủ nhật

8:00 – 19:00

Liên Hệ với chúng tôi

Áp Xe Răng Khôn Nguy Hiểm Không? Nên Nhổ Răng Khôn Bị Áp Xe?

Áp xe răng khôn hay còn gọi là áp xe răng số 8 – Là bệnh lý răng miệng mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Bệnh lý này gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn và cần được điều trị kịp thời không sẽ gây các biến chứng nguy hiểm.

Áp xe răng khôn là gì?

Áp xe răng khôn hay áp xe răng số 8 là bệnh lý nha khoa với ổ mủ trong thân răng hoặc cổ răng, nằm dưới nướu. Triệu chứng này thường xảy ra khi mọc răng số 8. Khi răng khôn mọc sẽ gây ra hiện tượng này và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân. Tình trạng áp xe răng thường xảy ra do hệ quả của các bệnh lý răng miệng khi không được điều trị kịp thời như viêm nướu, viêm tuỷ cấp, sâu răng,…

Áp Xe Răng Khôn Nguy Hiểm Không?

Dấu hiệu của áp xe răng số 8

Răng số 8 bị áp xe răng thường có các dấu hiệu như:

  • Đau nhức ở răng khôn, và tình trạng đau nhức tăng dần theo thời gian, nhất là khi ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Vùng nướu trong cùng bị sưng đỏ, đau nhức và có thể nhìn thấy mủ bằng mắt thường
  • Có mùi hôi miệng khó chịu mặc dù bạn đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Cảm giác mệt mỏi, chán ăn và sốt nhẹ
  • Răng khôn bị áp xe bị lung lay nhẹ
  • Các dấu hiệu bệnh lý như viêm họng, viêm amidan xuất hiện
  • Áp xe răng số 8 còn gây ù tai, đau đầu và suy nhược cơ thể.

Nguyên nhân gây áp xe lợi răng khôn

Răng khôn hay răng số 8 nằm ở vị trí trong cùng của hàm nên khi vệ sinh răng miệng thường gặp khó khăn. Về lâu dài sẽ khiến các mảng bám tích tụ càng nhiều và bị khoáng hóa. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng, viêm lợi, làm hại men răng và hình thành ổ mủ áp xe.  Bên cạnh đó, áp xe lợi răng khôn còn có thể xảy ra do các nguyên nhân như:

  • Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ hành ngày
  • Mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch dẫn đến nguy cơ cao bị áp xe răng số 8 hơn người bình thường
  • Mắc các bệnh lý nha khoa trước đó như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu nhưng không được điều trị dứt điểm nên dẫn đến bị áp xe răng khôn.
  • Hoặc có thể do rút tủy để điều trị sâu răng không triệt để, dẫn đến áp xe lợi răng khôn.

Áp xe răng khôn

Áp xe răng khôn có nguy hiểm không?

Răng hàm số 8 hầu như không giữ chức năng gì, đôi khi còn phải nhổ bỏ nếu chúng mọc lệch hoặc gây ảnh hưởng đến các răng bên cạnh. Răng khôn không có vai trò quan trọng như răng hàm số 6 và số 7 nhưng áp xe răng khôn có thể gây nguy hiểm với các biến chứng nặng áp xe như:

Tiêu xương hàm:

Ổ mủ chân răng khi bị vỡ có thể lây sang những răng bên cạnh. Hoặc do áp xe răng không được điều trị kịp thời.

Làm tổn thương răng số 7:

Nằm liền kề với răng số 8, răng hàm số 7 rất dễ bị ảnh hưởng khi không được điều trị dứt điểm. Khiến cho răng số 7 bị các vấn đề như viêm nướu, sâu răng, Hoặc nặng hơn còn có khả năng bị viêm tủy, răng lung lay và bị gãy rụng.

Biến chứng xa:

Khi túi áp xe răng khôn bị vỡ, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào mạch máu và gây ảnh hưởng cho các cơ quan khác trong cơ thể. Gây ra một số biến chứng như Áp xe não, viêm phổi, viêm nội mạc tim, nhiễm trùng máu,…

Áp xe răng khôn

Tăng nguy cơ gây các bệnh về hô hấp:

Áp xe răng số 8 nếu không được xử lý kịp thời có thể khiến vi khuẩn tấn công vào amidan, niêm mạc hầu họng và các mô xoang. Từ đó, tăng nguy cơ mắc bệnh lý hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang,…

Giảm chất lượng cuộc sống:

Tình trạng răng bị đau nhức kéo dài khiến cho bệnh nhân mệt mỏi, gây ảnh hưởng đến tình thần và chất lượng cuộc sống.

Xem thêm: Áp Xe Răng Số 6, Răng số 7 Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Áp xe răng khôn điều trị bằng phương pháp nào?

Giảm triệu chứng áp xe răng khôn tại nhà

Trong trường hợp mới xuất hiện các triệu chứng áp xe răng số 8 bạn có thể áp dụng các cách giảm đau đơn giản tại nhà như:

  • Ngậm nước muối ấm pha loãng: Ngậm khoảng 3-5 phút và nhổ bỏ. Vừa có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, vừa giảm mùi hôi trong khoang miệng. Nên súc miệng bằng nước muối sáng và tối để có hiệu quả
  • Chườm đá: Vừa có tác dụng giảm đau, giảm sưng, nóng rát và cải thiện nổi hạch ở cổ
  • Sử dụng thảo dược tự nhiên: Đinh hương, lá trầu không, nha đam, trà xanh,… Có thể đun nước súc miệng hoặc ngậm trực tiếp để giảm đau

Các mẹo này chỉ áp dụng khi mới bị áp xe răng khôn, bị nhẹ. Còn khi bị áp xe răng khôn có mủ bọc lớn, gây đau nhức thì bạn nên đến ngay nha khoa để được hướng dẫn điều trị kịp thời.

Giảm triệu chứng áp xe răng khôn tại nhà

Sử dụng thuốc điều trị áp xe răng số 8

Với các trường hợp áp xe răng khôn nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc gây ức chế, tiêu diệt vi khuẩn và tiêu ổ mủ chân răng như:

Thuốc giảm đau hạ sốt: như Paracetamol, NSAID – có tác dụng kiểm soát triệu chứng đau nhức, ê buốt, hạ sốt do áp xe răng khôn gây ra.
Kháng sinh đường uống: Giúp tiêu diệt vi khuẩn và kiểm soát nhiễm trùng ở chân răng. Gồm: Amoxicillin, Metronidazole, Doxycycline, Tetracycline, Penicillin,…
Nước súc miệng kháng khuẩn: Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, bạn cũng sẽ được các bác sĩ khuyên dùng nước súc miệng chứa Chlorhexidine để loại bỏ hại khuẩn tích tụ gây áp xe răng, phòng ngừa nhiễm trùng lan sang các răng bên cạnh, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm hầu họng.

Các loại thuốc Tây giúp giảm đau nhức, khó chịu do áp xe răng khôn nhanh chóng, tuy nhiên chúng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng khi có sự chỉ dẫn của các bác sĩ.

Thuốc kháng sinh Metronidazol

Các thủ thuật xâm lấn

Với trường hợp túi mủ áp xe răng khôn lớn, có nguy cơ biến chứng nguy hiểm thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các thủ thuật tùy theo từng trường hợp như:

Dẫn lưu mủ: Kỹ thuật này được áp dụng khi áp xe nướu răng, áp xe răng cấp tính. Nhằm loại bỏ tổ chức mủ ở chân răng, làm sạch khoang tủy và trám bít lại. Dẫn lưu mủ giúp ngăn chặn vi khuẩn lan sang răng khác hoặc xâm lấn sâu hơn vào ngà răng.

Dẫn lưu mủ diều trị áp xe răng

Bọc răng sứ: Sử dụng khi răng khôn đã bị tổn thương quá nhiều, và cần hồi phục hình dáng của răng bằng cách bọc răng sứ.

Nhổ răng số 8: Nhổ răng bị áp xe khi răng khôn bị mọc lệch, mọc ngầm. Sau khi nhổ răng khôn thì tình trạng áp xe răng, viêm nhiễm sẽ được kiểm soát hoàn toàn.

Điều lưu ý khi điều trị áp xe răng số 8, bạn cần lựa chọn được địa chỉ chữa áp xe răng uy tín để thực hiện các thủ thuật. Bởi tại đây họ sẽ có đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng đầy đủ trang thiết bị máy móc cần thiết cho quá trình điều trị.

Có nên nhổ răng khôn bị áp xe không?

Như đã có nói ở trên, thì trường hợp răng khôn bị áp xe nặng hoặc răng khôn bị mọc lệch, mọc ngầm gây ảnh hưởng đến các răng bên cạnh thì sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ.

Trong một số trường hợp răng khôn mọc bình thường, có chức năng như răng hàm số 7 và số 6 với mức độ áp xe răng nhẹ thì bạn chỉ cần chăm sóc răng miệng đúng cách, sử dụng các phương pháp điều trị thích hợp thì sẽ không được chỉ định nhổ bổ răng.

Dẫn lưu mủ diều trị áp xe răng

Trước khi nhổ bỏ răng khôn, bạn sẽ được các bác sĩ can thiệp các phương pháp như:

  • Rạch áp xe để loại bỏ ổ mủ, ngăn vi khuẩn lây sang răng bên cạnh
  • Sử dụng kháng sinh, thuốc giảm đau, chống viêm trong 5-7 ngày để kiểm soát nhiễm trùng, giảm đau nhức và ê buốt

Sau khi thực hiện các phương án trên, bạn cần đến nha khoa tái khám để bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương của răng. Nếu răng bị tổn thương nặng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để ngăn ngừa tái phát và giải quyết ổ viêm nhiễm một cách triệt để.

Cách phòng tránh áp xe răng khôn

Không muốn những cơn đau nhức răng hành hạ bạn với những bệnh lý răng miệng thì bạn cần lưu ý một số cách để phòng tránh hiệu quả như:

  • Vệ sinh răng miệng hàng ngày sạch sẽ: Nên đánh răng và súc miệng ít nhất 2 lần vào sáng tối, và sử dụng nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng.
  •  Sử dụng chỉ nha khoa: sử dụng sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám thức ăn trên kẽ răng
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin và hạn chế sử dụng đồ ngọt, đồ có ga hay thuốc lá.
  • Thăm khám răng định kỳ: Từ 3 – 6 tháng đến nha khoa để kiểm tra răng định kỳ một lần.
  • Chủ động điều trị bệnh sớm: Khi phát hiện ra các triệu chứng cần đến ngay nha khoa điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là những chia sẻ của Nha khoa Dr Công gửi đến bạn đọc về vấn đề áp xe răng khôn, có nên nhổ răng khôn bị áp xe không và cách điều trị. Nha khoa Dr Công là địa chỉ tin cậy giúp bạn thăm khám và điều trị các bệnh lý nha khoa phổ biến với đội ngũ bác sĩ giỏi, tận tâm. Hãy liên hệ ngay Hotline: 0988361108 để được tư vấn và giải đáp sớm nhất nhé!

Share:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Tags:

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

0988 36 1108
Địa chỉ
Gọi trực tiếp
Chat FB
Chat Zalo
Bạn vui lòng chờ